Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 11»Hiđrocacbon Không No»Bài 30: Ankadien

Bài 30: Ankadien

Lý thuyết bài Ankadien môn Hóa 11 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Ankadien là gì ?

1. Định nghĩa

- Ankađien là hiđrocacbon mạch hở chứa 2 liên kết đôi C=C trong phân tử.

Ví dụ :

CH2=C=CH­2 : propađien (anlen)

CH2=C=CH - CH3 : buta-1,2-đien

CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien (đivinyl)

: 2 - metyl – buta – 1,3 – đien (isopren)

- Công thức phân tử tổng quát: CnH2n-2 (n ≥ 3).

2. Phân loại ankadien

Dựa vào vị trí tương đối giữa hai liên kết đôi, có thể chia các ankađien thành ba loại :

* Ankađien có 2 liên kết đôi cạnh nhau.

Ví dụ: CH2=C=CH­2 : propađien (anlen)

* Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn (ankađien liên hợp)

Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien

* Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên.

Ví dụ: CH2=CH-CH2-CH=CH2 : penta-1,4-đien

- Danh pháp thay thế: 

Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch cacbon chính + a + số chỉ vị trí nối đôi + đien.

Ví dụ :

   2,3 – đimetylpenta – 1,4 – đien

- Các ankađien liên hợp như :

buta-1,3- đien CH2 = CH - CH = CH2

isopren CH2=C(CH3)–CH=CH2       

có nhiều ứng dụng thực tế.

II. Tính chất hóa học của ankadien

1. Phản ứng cộng

Tương tự anken, buta-1,3-đien có thể tham gia phản ứng cộng với hiđro (xúc tác niken), halogen và hiđro halogenua. Tuỳ theo điều kiện (tỉ lệ số mol giữa các chất và nhiệt độ), phản ứng cộng với halogen và hiđro halogenua có thể xảy ra tại một trong hai liên kết đôi (cộng 1,2) hoặc cộng vào hai đầu ngoài của hai liên kết đôi (cộng 1,4) hoặc cộng đồng thời vào hai liên kết đôi.

a. Cộng hiđro:

CH2 = CH – CH = CH2   + 2H2       CH3 – CH2 – CH2 – CH3  

CH2 = CH – CH = CH2: Buta – 1,3 – đien     

CH3 – CH2 – CH2 – CH3: Butan

b. Cộng Brom: (dung dịch brom )

Cộng 1,2 :

CH2 = CH – CH = CH2   + Br2 (dd)   

CH2 = CH – CHBr - CH2Br : 1,2-đibrombut-1-en  ( sản phẩm chính )                                                                

Cộng 1, 4 :

CH2 = CH – CH = CH2   + Br2 (dd)  

CH2Br - CH = CH - CH2Br:   1,4-đibrombut-2-en ( sản phẩm chính )  

Cộng đồng thời vào 2 liên kết đôi :

CH2 = CH – CH = CH2   + 2 Br2(dd)

CH2Br – CHBr – CHBr – CH2Br: 1,2,3,4-tetrabrombutan

c. Cộng hiđro halogenua:

CH2 = CH – CH = CH2   + HBr     

CH2 = CH – CHBr - CH3: 3-brombut-1-en (sản phẩn chính)

Còn có sản phẩm : CH2 = CH – CH2 – CH2Br 

CH2 = CH – CH = CH2   + HBr

BrCH2 - CH = CH - CH3 : 1-brombut-2-en (sản phẩn chính)

* Chú ý: Khi cộng theo tỉ lệ mol 1:1

- Ở nhiệt độ cao: ưu tiên hướng cộng 1,4.

- Ở nhiệt độ thấp: ưu tiên hướng cộng 1,2.

2. Phản ứng trùng hợp:

Khi có mặt kim loại natri hoặc chất xúc tác khác, buta-1,3-đien tham gia phản ứng trùng hợp, chủ yếu trùng hợp theo kiểu 1,4 :

nCH2 = CH – CH = CH2       

nCH2 = CH – CH = CH2:  Buta -1,3-đien 

  :Polibutađien

3. Phản ứng oxi hóa:

a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn: (phản ứng cháy )

 Ví dụ :C4H6 +O2   4CO2 +3 H2O

 

 TỔNG QUÁT:     CnH2n+2 +   O2    nCO2 +   (n-1) H2    (nCO2 >  nH2O)

 

b.Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:

 Tương tự anken, các ankađien làm mất màu tím của dung dịch KMnO4 .

III. Điều chế ankadien

1. Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen bằng cách đề hiđro hoá

CH3 –  CH2 – CH2 – CH3    CH2 = CH – CH = CH2   + 2 H2 

2. Điều chế isopren từ isopentan

CH3 –  CH(CH3)– CH2 – CH3        CH3 =  C(CH3)– CH = CH2

IV. Ứng dụng về ankadien

Nhờ phản ứng trùng hợp, từ buta-1,3-đien hoặc từ isopren có thể điều chế được polibutađien hoặc poliisopren là những chất có tính đàn hồi cao được dùng để sản xuất cao su (cao su buna, cao su isopren, …).

- Cao su buna , cao su buna-S (Styren-Butađien (SBR)) là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất lốp ô tô

bai-30-ankadien-hinh-1

Các polyme đồng trùng hợp được điều chế từ buta-1,3-đien và styren, và acrylonitril bao gồm :

-Acrylonitrile Butađien Styren (ABS), 

bai-30-ankadien-hinh-2

bai-30-ankadien-hinh-3

    -Acrylonitrile Butađien (NBR) loại cao su chịu dầu phổ thông nhất có ưu điểm là: giá thành rẻ, chịu dầu, chịu nhiệt tới 120 độ C, chịu axit nhẹ, chịu mài mòn… 

bai-30-ankadien-hinh-4

bai-30-ankadien-hinh-5

( Ống cao su và gioăng cao su )

V. Bài tập luyện tập ankadien của trường Nguyễn Khuyến

1. Phần tự luận về ankadien

Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankađien đồng phân có công thức phân tử : C4H6 và C5H8. Chỉ rõ đâu là ankađien liên hợp?

ĐÁP ÁN

* C4H6 :        

1) CH2 = C = CH – CH3 : Buta -1,2- đien

2)  CH2 = CH – CH = CH2: Buta – 1,3 – đien  (Ankađien liên hợp )

* C5H8  :       

1)  CH2 = C = CH – CH2 – CH3      : penta – 1,2 – đien

 2)  CH2 = CH – CH = CH – CH3     :  penta – 1,3 – đien (Ankađien liên hợp )

 3)  CH2 = CH – CH2 – CH = CH2    : penta – 1,4 – đien

4) CH2 = C= C(CH3 ) – CH3 : 3 - metyl – buta – 1,2 – đien

5) CH2 = C(CH3 )- CH =CH2:  2 - metyl – buta – 1,3 – đien (Ankađien liên hợp )

Câu 2: Viết công thức cấu tạo của :

a) 2,3-đimetylbuta-1,3-đien

b) 3-metylpenta-1,4-đien

ĐÁP ÁN

a) 2,3-đimetylbuta-1,3-đien    

CH2 = C(CH3 )- C(CH3 ) =CH2

b) 3-metylpenta-1,4-đien

CH2 = CH - C(CH3 ) - CH =CH2


    Câu 3: Viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho buta-1,3-đien và isopren lần lượt tác dụng với khí HBr ở -80oC chỉ viết  sản phẩm chính

    ĐÁP ÁN

    * CH2 = CH – CH = CH2 + HBr     CH2 = CH – CHBr – CH3     

     

    *CH2 = C(CH3) – CH = CH2     + HBr  

    CH2 = C(CH3) – CHBr - CH3  (Sản phẩm 1)

    CH3 - CBr(CH3) – CH = CH2   (Sản phẩm 2)


    Câu 4: Chất A là một ankadien liên hợp có mạch cacbon phân nhánh. Để đốt cháy hoàn toàn 3,4g A cần dùng vừa hết 7,84 lít O2 (đktc). Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của chất A

    ĐÁP ÁN

    Số mol của oxi là :

    Gọi công thức phân tử của ankađien liên hợp là CnH2n-2  ( n  4 )

    CnH2n -2 + O2   →  nCO2   + (n-1)H2O

    Tỉ lệ ankadien và oxi lí thuyết: (14n - 2) : (1,5n – 0,5)

    Tỉ lệ ankadien và oxi thực tế:  3,4 : 0,35

    Ta có : ⇒ n = 5   Vậy ankađien A là C5H8

     

    A là một ankadien liên hợp có mạch cacbon phân nhánh                                      

                 

     CH2 = C(CH3) – CH = CH2 :  2 - metyl – buta – 1,3 – đien

                              


    Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 ankađien tác dụng với 320 gam dung dịch brom 10 % thì brom phản ứng vừa đủ, đồng thời bình brom nặng thêm 5,4 gam. Tìm công thức phân tử 2 chất trên biết chúng có cùng số cacbon, ankađien cộng hoàn toàn với brom tạo dẫn xuất no.

    ĐÁP ÁN

    Số mol của brom :

    Gọi công thức phân tử ankan là CnH2n+2  và ankađien là CnH2n-2

    Hỗn hợp qua dung dịch nước brom, chỉ có ankađien phản ứng. Khối lượng bình tăng chính là khối lượng của ankađien  = 5,4 gam

    CnH2n-2   + 2Br2 → CnH2n-2 Br4

     Tỉ lệ: 0,1 : 0,2 : 0,1                            

    Mankađien = 14n – 2 =   ⇒  n = 4

    Vậy  ankan là C4H10 , ankađien là  C4H6


    Câu 6: Hỗn hợp khí A chứa hiđro và 1 ankan. Tỉ khối hơi của A đối với hiđro là 8,8. Đun nóng hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì phản ứng xảy ra với hiệu suất được coi là 100%, tạo ra hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối với hiđro là 22. Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B?

    ĐÁP ÁN

    Gọi công thức của ankađien là CnH2n-2 

    Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp A

     

    Tỉ khối hơi hỗn hợp so với H2 là 8,8  ⇒ MhhA =  17,6   (g/mol )

     ⇒ mhhA = 17,6 gam

    Theo đề : = 22  ⇒  MB = 44    (Hỗn hợp B gồm H2 dư và ankan )

    Khối lượng trước và sau phản ứng không đổi nên khối lượng hỗn hợp  B là 17,6 gam

    Số mol hỗn hợp  B = 17,6/44 = 0,4 mol

    Ta có :

    CnH2n-2   + 2H  → CnH2n +2

    Tỉ lệ: x : 2x : x

    Hỗn hợp B :   ⇒ 1  -  2x = 0,4   ⇒ x = 0,3

     

    Khối lượng hỗn hợp A = 0,3(14n  - 2) + 0,7*2 = 17,6   ⇒ n = 4

     

    Vây CTPT ankađien là C4H6

    Hỗn hợp A

    %VC4H6  =  ; %VH2  =  

     

    Hỗn hợp B

    %VC4H10  =  ; %VH2  =  

     

     

    2. Phần trắc nghiệm về ankadien

    Câu 1: Hợp chất CH2=CH –CH(CH3) –CH=CH –CH3 có tên là gì?

    A. 3-metylhexa-1,2-đien

    B. 4-metylhexa-1, 5-đien

    C. 3-metylhexa-1,4-đien

    D. 3-metylhexa-1,3-đien

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu C

    Mạch chính 6 C vị trí liên kết đôi ở vị trí số 1, 4 , vị trí C số 3 có nhánh CH3


    Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là ankađien liên hợp?

     A. CH2=CH-CH2-CH=CH2

    B. CH2=C(CH3) –C(CH3)=CH2

    C. CH2=CH-CH2-CH=CH-CH3

    D. CH2=C=CH2

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu B

    Ankadien liên hợp  trong CTCT có hai liên kết đôi cách 1 liên kết đơn


    Câu 3: Cho isopren phản ứng cộng với Br2 với tỉ lệ mol 1:1. Số đồng phân cấu tạo dẫn xuất đibrom thu được tối đa là :

     A.

     B. 2                         

    C. 5.               

    D. 4

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu A

     CH2=C(CH3)-CH=CH2 + Br2      

    CH2Br-CBr(CH3)-CH=CH2 (Sản phẩm 1)

    CH2=C(CH3)-CHBr-CH2Br (Sản phẩm 2)

    CH2Br-C(CH3)=CH-CH2Br (Sản phẩm 3)


    Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 g một ankađien liên hợp X, thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Khi X cộng hiđro tạo thành isopentan. Tên gọi của X là:

    A. penta-1,3-đien

    B. 2-metylbuta-1,3-đien

    C. penta-1,4-đien

    D. 3-metylbuta-1,3-đien

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu B

    X + H2   →  tạo thành isopentan.Vậy Y có mạch nhánh và ankađien liên hợp nên duy nhất là 2-metylbuta-1,3-đien

      

    Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 g một ankađien liên hợp X, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là :

    A. CH2=CH –CH=CH2

    B. CH2=CH –CH=CH –CH3

    C. CH2=C=CH CH3

    D. CH2=C(CH3) –CH2 –CH3

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu A

    Gọi công thức phân tử của ankađien liên hợp là CnH2n-2  ( n  4 )

    Số mol CO2 = 0,4 mol

    CnH2n -2 +   O2  →  nCO2   + (n-1)H2O

    Tỉ lệ ankadien và CO2 lí thuyết : 14n - 2 :  n 

    Tỉ lệ ankadien và CO2 thực tế: 5,4 : 0,4

    Ta có :   ⇒ n = 4   Vậy ankađien A là C4H6  ( CH2=CH –CH=CH2 )


    Câu 6: Trong các chất: isopren, but-2-en, propilen, isobutan và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là:

     A. 3.

    B. 5.                   

    C. 4                              

    D. 2.

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu A

    Isopren : CH3 – C(CH3)= CH – CH3

    but-2-en : CH3 – CH = CH – CH3

    propilen  : CH2 = CH – CH3


    Câu 7: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?

    A. isopren.    

    B. 1,2-đibrometan.      

    C. vinyl clorua         

    D. etilen.

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu B     

    CH2Br – CH2Br   không có liên kết đôi trong CTCT nên không trùng hợp được


    Câu 8: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Biết trong phân tử X có ít nhất hai liên kết p. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

     A. 6.

    B. 4.                           

    C. 7.                           

    D. 3

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu D

    CH2 = C(CH3)- CH = CH2  

    CH2 = C= C(CH3) - CH2

    CH2 = C(CH3)- C ≡ CH


    Câu 9: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được 2-metylbutan. Biết trong phân tử X không chứa liên kết ba. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

     A. 3.

    B. 5.                      

    C. 7.                          

    D. 4.

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu B

    CH2 = C(CH3)- CH2 - CH3

    CH2 - C(CH3)= CH2 - CH3 

    CH2 - C(CH3)- CH2 = CH3

    CH2 = C(CH3)- CH2 = CH3

    CH2 = C = C(CH3) - CH3


    Câu 10: Hỗn hợp X gồm C4H4 , C4H6, C4H8 và C4H10. Tỉ khối của X so với H2 là 27,5. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dung vừa đủ V lít O2 (đkc), thu được CO2 và 0,35 mol H2 Giá trị của V là

     A. 12,32.

    B. 12,88.                       

    C. 36,96.                     

    D. 16,80

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu B

    Gọi công thức chung của hỗn hợp là C4Hy

     = 27,5 ⇒  MX = 55

    Ta có : 4*12 + y = 55  Þ    y  = 7   vậy hỗn hợp  X được quy về 1 chất C4H7

    C4H7  + O2 → 4 CO2     + 3,5   H2O

    Tỉ lệ CO2  và H2O : 0,4  :  0,35 mol

    Bảo toàn oxi : Số mol O2 = số mol CO2  + ½ số mol nước  = 0,4 + 0,35/2 = 0,575 mol

    Thể tích O2 tiêu chuẩn cần dùng = 0,575* 22,4 = 12,88 lit


    Câu 11: Thực hiện phản ứng tách H2 khi cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là 0,36 mol. Tỉ khối của X so với metan

     A. 1,45

    B. 1,65.                     

    C. 2,9.                        

    D. 2,175

    ĐÁP ÁN

    Chọn câu A

    0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là 0,36 mol nghĩa là trong 0,6 mol hỗn hợp X có 0,36 mol liên kết P tương ứng với số mol H2 bị tách ra

    ⇒ số mol C4H10, C4H8, C4H6 = 0,6 – 0,36 = 0,24 mol

    Số mol C4H10  ban đầu = 0,24 mol    → khối lượng C4H10 = 0,24 * 58 = 13,92 gam

    Khối lượng hỗn hợp X cũng bằng khối lượng hỗn hợp ban đầu = 13,92 gam .

    MX  = 13,92/ 0,6 = 23,2

    Tỉ khối hơi:



    Giáo viên biên soạn: Hoàng Như Hồng Vũ

    Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

    Bài 29: Anken (olefin)
    Bài 32: Ankin