Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 12»Kim Loại Kiềm, Kim Loại Kiềm Thổ, Nhôm»Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm

Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm

Lý thuyết bài Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm môn Hóa 12 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

A. Nhôm

I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

- Al (Z=13). Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 nên Al thuộc nhóm IIIA, chu kì 3

- Al nhường 3 electron nên có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.

II. Tính chất vật lí của nhôm

- Màu trắng bạc, tnc = 6600C, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.

- Là kim loại nhẹ (d = 2,7g/cm3), dẫn điện tốt và dẫn nhiệt tốt.

III. Tính chất hoá học của nhôm

Nhôm là kim loại có tính khử mạnh (sau kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ) nên dễ bị oxi hoá thành ion dương:  Al → Al3+ + 3e

1. Nhôm tác dụng với phi kim

a) Nhôm tác dụng với halogen:

Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2.

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

b) Nhôm tác dụng với oxi

 

✓ Vật liệu bằng nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.

2. Nhôm tác dụng với axit

❖ Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng → muối + H2

Thí dụ:     2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

❖ Với dung dịch HNO3; H2SO4 đặc, nóng → muối + sản phẩm khử +H2O (không tạo H2)

Thí dụ:

 Al + 4HCl → Al(NO3)3 + NO↑  + 2H2O

 

✓ Nhôm bị thụ động hoá bởi dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.

3. Phản ứng nhiệt nhôm (Tác dụng với oxit kim loại sau nhôm)

Thí dụ:    

✓ Phản ứng này dùng để hàn đường ray xe lửa.

bai-27-nhom-va-hop-chat-cua-nhom-1
(Hình ảnh hàn đường ray xe lửa-nguồn internet)

4. Nhôm tác dụng với nước

Kim loại Al phản ứng với nước:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2

Phản ứng nhanh chóng dừng lại vì lớp kết tủa keo Al(OH)3 tạo ra ngăn cản Al tiếp xúc với H2O.

Lưu ý: Khi làm bài tập tính toán, ta xem như Al không phản ứng với nước.

5. Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

Kim loại Al tan trong dung dịch NaOH, KOH...

2Al + 2NaOH+ 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

IV. Ứng dụng của nhôm

 - Dùng làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.

 - Dùng trong xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.

 - Dùng làm dây dẫn điện, dùng làm dụng cụ nhà bếp.

 - Hỗn hợp tecmit (Al + Fe2O3) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.

V. Trạng thái thiên nhiênbai-27-nhom-va-hop-chat-cua-nhom-2d

VI. Sản xuất nhôm

Nguyên liệu: Quặng boxit Al2O3.2H2O

Phương pháp: Điện phân Al2O3 nóng chảy (trong Criolit)

Phương trình điện phân: ñ

B. Hợp chất quan trọng của nhôm

I. Nhôm oxit

1. Tính chất vật lí của nhôm oxit:

Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và không tác dụng với nước, tnc > 20500C.

2. Tính chất hoá học của nhôm oxit:

oxit lưỡng tính.

* Nhôm oxit tác dụng với dung dịch axit

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O

* Nhôm oxit tác dụng với dung dịch kiềm

Al2O3   +   2NaOH   →    2NaAlO2    +    H2O

2NaAlO2 : natri aluminat

Al2O3   +     2OH    →    2AlO2   +    H2O

3. Ứng dụng:

❖ Quặng boxit (Al2O3.2H2O) dùng để sản xuất nhôm.

❖ Dạng oxit khan, có cấu tạo tinh thể đá quý, hay gặp là:

 - Corinđon: Dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám,...

bai-27-nhom-va-hop-chat-cua-nhom-3
(Hình ảnh crinđon-nguồn internet)

- Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+ và Ti4+ ta có saphia dùng làm đồ trang sức.

bai-27-nhom-va-hop-chat-cua-nhom-4
(Hình ảnh đá saphia-nguồn internet)

II. Nhôm hiđroxit

1. Tính chất vật lí của nhôm hiđroxit:

Chất rắn, màu trắng, kết tủa ở dạng keo.

2. Tính chất hoá học của nhôm hiđroxit:

Là hiđroxit lưỡng tính.

* Nhôm hiđroxit tác dụng với dung dịch axit:

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

 * Nhôm hiđroxit tác dụng với dung dịch kiềm:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Al(OH)3 + OH → AlO2 + 2H2O

III. Muối Al3+ VÀ AlO2-

Thí nghiệm 1. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.


Hiện tượng: xuất hiện kết tủa keo trắng, (không tan khi NH3 dư)

Thí nghiệm 2. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.


Hiện tượng: xuất hiện kết tủa keo trắng, tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần.

Thí nghiệm 3. Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2


Hiện tượng: xuất hiện kết tủa keo trắng. (không tan khi CO2 dư)

Thí nghiệm 4. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2


Hiện tượng: xuất hiện kết tủa keo trắng, tăng đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần.

- Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nước,...

bai-27-nhom-va-hop-chat-cua-nhom-5
(Hình ảnh phèn chua-nguồn internet)

- Phèn nhôm: M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O (với M+ là Na+; Li+, NH4+)


C. Bài tập luyện tập về nhôm và hợp chất của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1. Nhận định nào sau đây sai?

A. Nhôm là kim loại thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.

B. Al tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư.

C. Tính khử của Al mạnh hơn kim loại kiềm.

D. Al2O3 tan trong dung dịch KOH.

ĐÁP ÁN

Tính khử của Al yếu hơn kim loại kiềm.

Chọn đáp án C.

  

Câu 2. (Câu 3 SGK cơ bản trang 128)

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhôm là kim loại lưỡng tính.

B. Al(OH)3 là một bazo lưỡng tính.

C. Al2O3 là oxit trung tính.

D. Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính.

ĐÁP ÁN

Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính


Chọn đáp án D.

  

Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm.

A.

B.

C.

D.  

ĐÁP ÁN

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng giữa Al với oxit kim loại sau nhôm.

Chọn đáp án A.

  

Câu 4. (Đề thi tham khảo 2019) Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A.NaOH.

B. BaCl2.                    

C. HCl.                      

D. Ba(OH)2.

ĐÁP ÁN

Chọn đáp án B.  

Câu 5. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. chỉ có kết tủa keo trắng.

D. không có kết tủa, có khí bay lên.

ĐÁP ÁN

Chọn đáp án B.  

Câu 6. (Đề thi đại học 2009) Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là

A. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.

B. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO.

C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3.

D. Fe2O3.

ĐÁP ÁN

- Cho Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X.


- Nung kết tủa trong không khí (có O2


Chọn đáp án C.

  

Câu 7. (Đề thi tham khảo 2020) Cho các phát biểu sau: 

      (b) Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 tạo thành Cu.

      (c) Hỗn hợp Na2O và Al (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong nước dư.

      (d) Trong công nghiệp dược phẩm, NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày. 

      (e) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.

Số phát biểu đúng là 

A.3. 

B. 4.                           

C. 5.                           

D. 2.

ĐÁP ÁN

(a) Đúng        

Lưu ý: Al(OH)3 không tan khi NH3 dư.


(b) Sai.

(c) Đúng.

Sau phản ứng còn NaOH dư 1 mol nên Al tan hết.

(d) Đúng.

(e) Sai vì Al được điều chế bằng điện phân nóng chảy Al2O3 (thành phần của quặng boxit)

ñ

Chọn đáp án A.

  

Câu 8. (Đề thi tham khảo 2020) Để hòa tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là 

A. 20. 

B. 10.                         

C. 40.                         

D. 5.

ĐÁP ÁN



Chọn đáp án A.

  

Câu 9. (Đề thi đại học 2020) Hòa tan hết 2,43 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3024.

B. 4032.                   

C. 2016.                   

D. 1008.

ĐÁP ÁN


V=0,135.22,4=3,024(lít)

Chọn đáp án A.

  

Câu 10. Cho 5,62 gam hỗn hợp gồm Na và Al vào nước dư, kết thúc phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc) và còn lại 1,62 gam rắn không tan. Giá trị của V là.

A. 3,584 lít

B. 5,600 lít                       

C. 4,480 lít                       

D. 2,688 lít

ĐÁP ÁN

*Na tác dụng với H2O tạo dung dịch NaOH, sau đó dung dịch NaOH hoà tan Al (sau phản ứng Al dư)

 


* Ta có:

Chọn đáp án A.

  

Câu 11. Cho m gam hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 vào nước dư, kết thúc phản ứng thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và còn lại 4,08 gam rắn không tan. Giá trị m là.

A. 18,42 gam

B. 14,34 gam                   

C. 24,54 gam                   

D. 15,36 gam

ĐÁP ÁN


 

*Sau phản ứng Al2O3 còn lại là 4,08 gam.

*Vậy

Chọn đáp án A.

  

Câu 12. (CĐ 2009) Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 8,3 và 7,2.

B. 8,2 và 7,8.                    

C. 11,3 và 7,8.                 

D. 13,3 và 3,9.

ĐÁP ÁN

Định hướng tư duy:

 

 

* Chất tan duy nhất là NaAlO2

* Vậy

* Khi dẫn CO2 dư vào dung dịch Y thì

*Giá trị của

Chọn đáp án B.

  

Câu 13. (Câu 8. SGK cơ bản/129) Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ dòng điện 9,65A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân là

A. 60%.

B. 70%.                      

C. 80%.                      

D. 90%.

ĐÁP ÁN

 

* Khi điện phân Al2O3 nóng chảy

* Hiệu suất điện phân

Chọn đáp án C.

 

Câu 14.  (Đề thi Đại học 2009) Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 108,0.

B. 67,5.                            

C. 54,0.                            

D. 75,6.

ĐÁP ÁN

 ñ (1)            * Khí O2 sinh ra đốt cháy anot (than chì)  

ö

* Lượng CO2 trong 67,2 m3 hỗn hợp X là

* vậy   ù                    


* Theo phương trình (1)  

Chọn đáp án D.

  

Câu 15. (KA 2014) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 6,48.

B. 5,04.                            

C. 6,96.                            

D. 6,29.

ĐÁP ÁN

* Tóm tắt: bai-27-nhom-va-hop-chat-cua-nhom-7

* Hai oxit sắt       Phản ứng hoàn toàn, cho X vào NaOH có khí thoát ra nên Al dư.

* BTNT Al: ñà

* BTe: öö

*BTNT O:

* cho Fe vào H2SO4 đặc. á  á         

*

Chọn đáp án C.

  

Câu 16: Hòa tan hết một lượng rắn X gồm Al; Al2O3 và Al(OH)3 (trong đó oxi chiếm 33,94% về khối lượng) trong HNO3 dư thấy có 0,86 mol HNO3 phản ứng và thoát ra 1,792 lít (đkc) hỗn hợp NO; NO2 có tỉ khối so với H2 là 21. Sục NH3 dư vào dung dịch sau phản ứng được 18,72 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Al2O3 trong X gần với giá trị nào nhất dưới đây?

A. 14,00%

B. 60,00%

C. 50,00%.    

D.30,00%

ĐÁP ÁN

* Tóm tắt: bai-27-nhom-va-hop-chat-cua-nhom-8

*

* Khi sục NH3 dư vào dung dịch X:

*

*

*

* Ta có hệ



Chọn đáp án C.

  


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Quốc Học

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 26: Kim Loại Kiềm Thổ Và Hợp Chất Quan Trọng Của Kim Loại Kiềm Thổ