Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Oxi - Không Khí»Bài 26: Oxit

Bài 26: Oxit

Lý thuyết bài Oxit môn Hoá Học 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Oxit là gì ?

* VD: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2...

* Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

II. Công thức của Oxit:

  • Công thức tổng quát:   → x.n = y. II   

III. Phân loại Oxit:

2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ

a. Oxit axitThường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

- VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...

+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3

+ SO2  tương ứng với axit sunfurơ H2SO3

+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4

b. Oxit bazơ: oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

- VD: K2O, MgO, Li2O, ZnO, FeO...

+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.

+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.

+ ZnO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit Zn(OH)2.

IV. Cách gọi tên Oxit:

* Tên oxit:   Tên nguyên tố + oxit.

VD:    K2O: Kali oxit.

          MgO: Magie oxit.

+ Nếu kim loại có nhiều hoá trị:

Tên oxit bazơ:

  Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit.

VD:

- FeO    : Sắt (II) oxit.

- Fe2O3 : Sắt (III) oxit.

- CuO    : Đồng (II) oxit.

- Cu2O  : Đồng (I) oxit.

+ Nếu phi kim có nhiều hoá trị:

Tên oxit axit:

Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi).

Tiền tố:  1: mono (thường đơn giản); 2: đi; 3: tri; 4: tetra; 5: penta

VD:

- SO2    : Lưu huỳnh đioxit.

- N2O5  : Đinitơ pentaoxit.


Bài tập luyện tập về Oxit của trường Nguyễn Khuyến

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

  1. MgO; Ba(OH)2; CaSO4; HCl
  2. MgO; CaO; CuO; FeO
  3. SO2; CO2; NaOH; CaSO4
  4. CaO; Ba(OH)2; MgSO4; BaO

Câu 2: Chỉ ra các oxit bazơ: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3

  1. P2O5, CaO, CuO
  2. CaO, CuO, BaO, Na2O
  3. BaO, Na2O, P2O3
  4. P2O5, CaO, P2O3

Câu 3: Chỉ ra oxit axit:  P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2

  1. P2O5, CaO, CuO, BaO
  2. BaO, SO2, CO2
  3. CaO, CuO, BaO
  4. SO2, CO2, P2O5

Câu 4: Công thức oxit nào có tên gọi không đúng:

  1. SO3: lưu huỳnh đioxit
  2. Fe2O3: sắt (III) oxit
  3. Al2O3: nhôm oxit
  4. P2O5: điphotpho pentaoxit.

Câu 5. Tên gọi của oxit N2O5

  1. Đinitơ pentaoxit
  2. Đinitơ oxit
  3. Nitơ (II) oxit
  4. Nitơ (II) pentaoxit

Câu 6: Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 gọi là

  1. Mono
  2. Tri
  3. Tetra
  4. Đi

Câu 7: Cách đọc tên nào sau đây sai:

  1. CO2: cacbon (II) oxit
  2. CuO: đồng (II) oxit
  3. FeO: sắt (II) oxit
  4. CaO: canxi oxit

Câu 8: Tên gọi của P2O5

  1. Điphotpho trioxit
  2. Photpho oxit
  3. Điphotpho oxit
  4. Điphotpho pentaoxit

Câu 9. Công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe (III) là:

  1. Fe2O3                 B. Fe3O4                C. FeO                      D. Fe3O2

Câu 10: Trong hợp chất oxit của kim loại A hóa trị I thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là?

  1. Li                         B. Zn                       C. K                           D. Na
ĐÁP ÁN
12345678910
BBDAABADAC

 

2. Tự luận

Bài 1: Phân loại và gọi tên các oxit sau:

CTHHPhân loạiTên gọi
Oxit axitOxit bazơ
Fe2O3
SO2
CO2
MgO
P2O5
Na2O
K2O
N2O
CuO
Fe3O4
ĐÁP ÁN
CTHHPhân loạiTên gọi
Oxit axitOxit bazơ
Fe2O3XSắt (III) oxit
SO2XLưu huỳnh đioxit
CO2XCacbon đioxit
MgOXMagie oxit
P2O5XĐiphotpho pentaoxit
Na2OXNatri oxit
K2OXKali oxit
N2OXĐinitơ oxit
CuOXĐồng (III) oxit
Fe3O4XSắt từ oxit (oxit sắt từ)


Bài 2: Cho các oxit sau: P2O5, SO2, K2O, CuO, CO2.

a) Hãy phân biệt và gọi tên các oxit trên

b) Viết phương trình phản ứng điều chế các oxit trên.

c) Cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng gì?

ĐÁP ÁN

a) Hãy phân biệt và gọi tên các oxit trên

Oxit bazơ: K2O: kali oxit; CuO: đồng (II) oxit

Oxit axit: P2O5 : điphotpho pentaoxit;

SO2 : lưu huỳnh đioxit; CO2: cacbon đioxit.

b) Viết phương trình phản ứng điều chế các oxit trên.

4P + 5O   2P2O 

S + O2     SO2

4K + O2     2K2O

2Cu + O2     2CuO                                                                                                                     

C + O2     CO2

c) Cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng gì?

Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng hoá hợp.

 

Bài 3: Hoàn thành bảng sau:

Hợp chấtCTHHPhân loạiTên gọi
C (IV) và O
Na và O
P (V) và O
K và O
S (VI) và O
Fe (III) và O
Al và O
Cu (II) và O
Ba và O
Fe (II) và O
C (II) và O
ĐÁP ÁN
Hợp chấtCTHHPhân loạiTên gọi
C (IV) và OCO2Oxit axitCacbon đioxit
Na và ONa2OOxit bazơNatri oxit
P (V) và OP2O5Oxit axitĐiphotpho pentaoxit
K và OK2OOxit bazơKali oxit
S (VI) và OSO2Oxit axitLưu huỳnh đioxit
Fe (III) và OFe3O4Oxit bazơOxit sắt từ
Al và OAl2O3Oxit bazơNhôm oxit
Cu (II) và OCuOOxit bazơĐồng (II) oxit
Ba và OBaOOxit bazơBari oxit
Fe (II) và OFeOOxit bazơSắt (II) oxit
C (II) và OCOOxit axitCacbon oxit


 

i 4:  Hoàn thành bảng sau:

CTHHPhân loạiTên gọi
Oxit axitOxit bazơ
BaO
Lưu huỳnh trioxit
Al2O3
Natri oxit
CO2
Điphotpho pentaoxit
CaO
ĐÁP ÁN
CTTHPhân loạiTên gọi
Oxit axitOxit bazo
BaOXBari oxit
SO3Lưu huỳnh đioxit
Al2O3XNhôm oxit
Na2ONatri oxit
CO2Cacbon đioxit
P2O5Điphotpho pentaoxit
CaOXCanxi oxit


 

Bài 5: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Hãy cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.

ĐÁP ÁN

Công thức oxit của nguyên tố R là R2O3

Trong hợp chất oxit của nguyên tố R thì R chiếm 70% theo khối lượng

Ta có:

  (Fe)

Vậy công thức oxit là:Fe2O3: sắt (III) oxit là oxit bazơ 


Giáo viên: Vương Lê Ái Thảo

Đơn vị: Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 25: Sự Oxi Hóa - Phản Ứng Hóa Hợp - Ứng Dụng Của Oxi
Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản Ứng Phân Huỷ