Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Oxi - Không Khí»Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản Ứng Phân...

Bài 27: Điều Chế Khí Oxi - Phản Ứng Phân Huỷ

Lý thuyết bài Điều chế khí oxi - phản ứng phân huỷ môn Hoá học 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Điều chế Oxi (O2) trong phòng thí nghiệm

- Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3

+ Điều chế Oxi từ nguyên liệu là kali pemanganat KMnO4


bai-27-dieu-che-khi-oxi-phan-ung-phan-huy-1
Hình minh họa điều chế O2 trong phòng thí nghiệm từ KMnO4.

+ Điều chế Oxi bằng từ nguyên liệu là kali clorat KClO3


* Cách thu khí oxi:

Do oxi nặng hơn không khí và ít tan trong nước nên có thể thu khí oxi vào ống nghiệm hay lọ bằng hai cách:

 

bai-27-dieu-che-khi-oxi-phan-ung-phan-huy-2
a) đẩy không khí

  

bai-27-dieu-che-khi-oxi-phan-ung-phan-huy-3
b) đẩy nước.

II. Sản xuất Oxi (O2) trong công nghiệp

Nguyên liệu để sản xuất khí oxi trong công nghiệp là không khí hoặc nước.

1. Sản xuất khí oxi từ không khí.

- Trước hết hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi, đầu tiên thu được khí N2 (-196oC) sau đó là khí Oxi (-183oC).

2. Sản xuất khí oxi từ nước.

bai-27-dieu-che-khi-oxi-phan-ung-phan-huy-4

- Điện phân nước trong các bình điện phân, thu được 2 chất khí riêng biệt là Oxi và Hiđro


- Khí Oxi dùng trong công nghiệp thường được hoá lỏng và được nén dưới áp suất cao trong các bình thép.

III. Phản ứng phân hủy

Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.


Bài tập luyện tập về Điều Chế Khí Oxi - Phản Ứng Phân Huỷ của trường Nguyễn Khuyến

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng hợp chất nào sau đây?

  1. KMnO4
  2. H2O    
  3. CaCO3    
  4. Na2CO3

Câu 2. Có thể thu oxi bằng phương pháp đẩy nước vì

  1. Oxi nhẹ hơn nước
  2. Oxi nặng hơn nước
  3.  Oxi ít tan trong nước
  4. Oxi tan nhiều trong nước

Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

  1. 2,24 lít
  2. 1,12 lít   
  3. 4,48 lít   
  4. 8,96 lít

Câu 4. Thí nghiệm nung nóng mạnh Thuốc tím trong ống nghiệm sau đó đưa tàn đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng:

  1. Tàn đỏ tắt.          
  2. Tàn đỏ nổ to. 
  3. Tàn đỏ giữ nguyên.   
  4. Tàn đỏ bùng sáng.

Câu 5: Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là

  1. 2
  2. 3    
  3. Từ 2 trở lên   
  4. 1

Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

  1. 4P + 5O2   2P2O5
  2. Fe(OH)3     Fe2O3 + 3H2O
  3. CO + O2     CO2
  4. 2Cu + O2     2CuO

Câu 7. Không dùng cách nào sau đây để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

  1. Đun nóng KMnO4.
  2. Đun nóng KClO3 với xúc tác MnO2.
  3. Phân hủy H2O2.    
  4. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 8. Khối lượng KMnO4 để điều chế được 2,7552 lít khí oxi (đktc) là

  1. 38,678 g
  2. 38,868 g   
  3. 37,689 g   
  4. 38,886 g

Câu 9. Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là 

  1. KMnO4
  2. KClO3   
  3. KNO3   
  4. Không khí

Câu 10. Nhiệt phân 12,25 g KClO3 thu được khí oxi. Tính thể tích của khí thu được ở đktc là:

  1. 4,8 lít   
  2. 3,36 lít   
  3. 2,24 lít   
  4. 3,2 lít
ĐÁP ÁN
12345678910
ACADCBDBDB


2. Tự luận

Câu 1. Cho biết các phản ứng sau thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phân hủy?

a) 2KMnO4     K2MnO4 + MnO2 + O2

b) CaO + CO2 → CaCO3

c) 2Mg + O2     2MgO

d) Cu(OH)2     CuO + H2O

ĐÁP ÁN

- Phản ứng hóa hợp: b), c).

- Phản ứng phân hủy: a), d).

 

Câu 2.  Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam KClO3 sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí oxi (đktc). Tính giá trị của V ?

ĐÁP ÁN

bai-27-dieu-che-khi-oxi-phan-ung-phan-huy-5  

Câu 3.  Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và khí oxi.

a, Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng.

b, Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc).

ĐÁP ÁN

a, Phương trình hoá học:

2KMnO4     K2MnO4 + MnO2 + O2

b,

bai-27-dieu-che-khi-oxi-phan-ung-phan-huy-6

Câu 4.  Nếu lấy 2 chất kali pemanganat (KMnO4) và Kali clorat (KClO3) với khối lượng bằng nhau để điều chế oxi. Chất nào cho thể tích oxi nhiều hơn.

ĐÁP ÁN

Giả sử ta lấy cùng một khối lượng là a gam 

bai-27-dieu-che-khi-oxi-phan-ung-phan-huy-7

Vậy khi nhiệt phân cùng một lượng KClO3 sinh ra nhiều khí oxi hơn.


Giáo viên soạn: Vương Lê Ái Thảo 

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 26: Oxit
Bài 28: Không Khí - Sự Cháy