Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Hiđro - Nước»Bài 37: Axit - Bazơ - Muối

Bài 37: Axit - Bazơ - Muối

Lý thuyết bài Axit - Bazơ - Muối môn hóa 8 bộ sách giáo khoa. Cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

A. Axit

I. Khái niệm axit

– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4.

II. Công thức hóa học của axit

– Công thức chung: HnA

Trong đó: – H: là nguyên tử hiđro.

                – A: là gốc axit.

III. Phân loại axit

Axit chia làm 2 loại:

+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF,…

+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3,…

IV. Tên gọi của axit

1. Axit không có oxi:

Tên axit: Axit + tên phi kim + hiđric.

VD :

– HCl: Axit + clo + hiđric = Axit clohiđric

H2S: Axit + sunfu + hiđric = Axit sunfuhiđric (lưu huỳnh lấy tên tiếng La tinh là sunfu)

* Đọc tên gốc axit tương ứng với axit không có oxi: Tên gốc = tên phi kim + ua

Ví dụ: –Cl: clorua; =S: sunfua

2. Axit có oxi:

Axit có oxi được chia làm 2 loại là axit có nhiều oxi và axit có ít oxi

* Cách gọi tên

a) Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + ic.

VD:

 HNO3: Axit nitric.

 H2SO4: Axit sunfuric.

+ Đọc tên gốc axit tương ứng với axit có nhiều oxi: Tên gốc = tên phi kim + at

Ví du: –NO3: nitrat; =SO4: sunfat; ≡PO4: photphat

b) Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + ơ.

VD : – H2SO3: Axit sunfurơ.

+ Đọc tên gốc axit tương ứng với axit có ít oxi: Tên gốc = tên phi kim + it

* Cần nhớ hóa trị của một số gốc axit sau:

Gốc axitHóa trị
(NO3)I
(SO4)II
(CO3)II
(SO3)II
(PO4)III

B. Bazơ

I. Khái niệm bazo

– Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH)

– Ví dụ: NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

II. Công thức hóa học của bazo

– Thành phần phân tử: Có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

Công thức chung: M(OH)n

Trong đó:

  • M: là nguyên tử kim loại.
  • n: là số nhóm hiđroxit.

III. Tên gọi của bazo

Tên bazơ: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Ví dụ:

NaOH: Natri hiđroxit.

Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit.

IV. Phân loại bazo

Chia làm 2 loại:

- Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH,…

- Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,…

C. Muối

I. Khái niệm của muối

– Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

– VD: NaCl, CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3,…

II. Công thức hóa học của muối

– Công thức hóa học dạng: MxAy

Trong đó:

  • M: là nguyên tử kim loại.
  • A: là gốc axit.

Ví dụ: Na2CO3 , NaHCO3

Gốc axit: =CO3 , – HCO3

III. Cách gọi tên của muối

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

Ví dụ:

Na2SO4: Natri sunfat

Na2SO3: Natri sunfit

ZnCl2: Kẽm clorua

IV. Phân loại muối

Muối chia làm 2 loại:

- Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD: CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3,…

- Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2,…


Bài tập luyện tập về Axit - Bazơ - Muối của trường Nguyễn Khuyến

1. Bài tập trắc nghiệm hóa 8 liên quan đến Axit - Bazơ - Muối

Câu 1. Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất muối là:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 1

Câu 2: Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 1

Câu 3: Công thức hóa học của muối nhôm clorua là

  1. AlCl
  2. Al3Cl
  3. AlCl3
  4. Al3Cl2

Câu 4: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

  1. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH
  2. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH 
  3. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH
  4. NaOH, Ca(NO3)2, H2SO4, KOH

Câu 5. Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

  1. H3PO4, HCl, NaCl, H2SO4
  2. H2SO4, HNO2, KOH, HNO3
  3. H2SO4, HNO3, CaCl2, HCl
  4. H3PO4, H2SO4, HNO3, HCl

Câu 6: Chọn câu sai:

  1. Axit luôn chứa nguyên tử H
  2. Tên gọi của H2S là axit sunfuhidric
  3. BaCO3 là muối tan
  4. NaOH là bazơ tan

Câu 7: Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:

  1. Quỳ tím
  2. Phenolphtalein
  3. Kim loại
  4. Phi kim

Câu 8: Tên gọi của NaOH:

  1. Natri oxit
  2. Natri hidroxit
  3. Natri (II) hidroxit
  4. Natri hidrua

Câu 9: Bazơ không tan trong nước là:

  1. Cu(OH)2
  2. NaOH
  3. KOH
  4. Ca(OH)2

Câu 10: Công thức của bạc clorua là:

  1. AgCl2
  2. Ag2Cl
  3. Ag2Cl3
  4. AgCl
ĐÁP ÁN
12345678910
ABCCDCABAD

  

2. Bài tập tự luận hóa 8 liên quan đến Axit - Bazơ - Muối

Câu 1: Cho các chất sau: Mg(OH)2,H3PO4, CaCO3, H2CO3, KOH, Na2SO3, H2S, MgSO4, H2SO4, K3PO4, KH2PO4, Fe(OH)3. Gọi tên và phân loại các chất trên.

ĐÁP ÁN
AxitBazơMuối

H2CO3: axit cacbonic

H2S: axit sunfuhidric

H2SO4: axit sunfuric

H3PO4: axit photphoric

Mg(OH)2: magie hidroxit

Fe(OH)3: sắt (III) hidroxit

KOH: kali hidroxit

CaCO3: canxi cacbonat

Na2SO3: natri sunfat

MgSO4: magie sunfat

K3PO4: kali photphat

KH2PO4: kali đihidrophotphat

  

Câu 2: Cho các chất sau: magie cacbonat, kẽm clorua, axit  photphoric, natri sunfat, đồng (II) hidroxit, kali photphat, axit clohidric. Viết CTHH, phân loại các chất trên. 

ĐÁP ÁN
AxitBazơMuối

axit photphoric: H3PO4

axit clohidric: HCl

đồng (II) hidroxit: Cu(OH)2

magie cacbonat: MgCO3

kẽm clorua: ZnCl2

natri sunfat: Na2SO4

kali photphat: K3PO4


Câu 3: Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 19,6 gam axit sunfuric.

  1. Tính thể tích khí hidro thoát ra ở đktc.
  2. Tính khối lượng chất dư.
  3. Gọi tên và tính khối lượng muối tạo ra.
ĐÁP ÁN

 

PTHH:  Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Tỉ lệ:  1 : 1 : 1 : 1

Ban đầu:            nMg: 0,1 ; nH2SO4:  0,2

Phản ứng:          nMg: 0,1 → nH2SO4: 0,1 ; nMgSO4: 0,1 ; nH2: 0,1

Sau phản ứng:  nMg: 0  ; nH2SO4: 0,1  ;   nMgSO4: 0,1   ; nH2: 0,1

Lập tỷ lệ:

→ H2SOdư, phản ứng tính theo Mg

a,

b,

c,

FeCl2: sắt (II) clorua


Giáo viên soạn: Vương Lê Ái Thảo

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 36: Nước
Bài 38: Bài Luyện Tập 7