Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Phi Kim. Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các N...»Bài 28: Các Oxit Của Cacbon

Bài 28: Các Oxit Của Cacbon

Lý thuyết bài Các oxit của cacbon môn hóa 9 bộ sách giáo khoa. Cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Cacbon oxit

  • Công thức phân tử của Cacbon oxit: CO
  • Phân tử khối của Cacbon oxit: 28
bai-28-cac-oxit-cua-cacbon-hinh-1
Hình 1. Khí CO được sinh ra khi ủ bếp than, do bếp không cung cấp đủ oxi cho than cháy.

1. Tính chất vật lí của Cacbon oxit

  • CO là chất khí không màu, không mùi.
  • CO ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí (dCO/kk = ), rất độc.

2. Tính chất hóa học của Cacbon oxit

a) CO là oxit trung tính:

Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với H2O, kiềm và axit.

b) CO là chất khử:

Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit của kim loại → kim loại + CO2

PTHH:

CO(k)  + CuO(r) CO2(k) + Cu(r)

4CO(k)  + Fe3O4(r)  4CO2(k)  + 3Fe(k)

bai-28-cac-oxit-cua-cacbon-hinh-2
Hình 2. CO khử CuO, sản phẩm khí thoát ra dẫn vào nước vôi trong

CO cháy trong oxi hoặc trong không khí với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.

PTHH:

2CO(k)  + O2(k)    2CO2(k)

3. Ứng dụng của Cacbon oxit

Trong công nghiệp: dùng làm nhiên liệu, chất khử,..

CO còn được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.

II. Cacbon dioxit

Công thức phân tử của Cacbon dioxit: CO2.

Phân tử khối của Cacbon dioxit: 44.

1. Tính chất vật lí của Cacbon dioxit

  • CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí ( = ).
  • Có thể rót CO2 từ cốc này sang cốc khác.
  • Không duy trì sự sống và sự cháy.
  • CO2 bị nén và làm lạnh thì hóa rắn, được gọi là nước đá khô (tuyết cacbonic).
bai-28-cac-oxit-cua-cacbon-hinh-3
Hình 3. Nước đá khô (tuyết cacbonic)

2. Tính chất hóa học của Cacbon dioxit

a) Cacbon dioxit tác dụng với nước

Video thí nghiệm: điều chế khí CO2 dẫn vào cốc đựng nước sau đó thả vào dung dịch thu được một mẫu giấy quỳ tím.

Hiện tượng: Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Nếu đun dung dịch giấy quỳ sẽ trở lại thành màu tím.

PTHH:

CO2 + H2O H2CO3

b) Cacbon dioxit tác dụng với dung dịch bazơ

Khí CO2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước

PTHH:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

* Tùy thuộc tỉ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà có thể tạo ra muối trung hòa (Na2CO3), hay muối axit (NaHCO3) hoặc hỗn hợp hai muối.

c) Cacbon dioxit tác dụng với oxit bazơ

PTHH:

CO2 + CaO → CaCO3

Kết luận: CO2 có những tính chất của oxit axit.

3. Ứng dụng của Cacbon dioxit

bai-28-cac-oxit-cua-cacbon-hinh-4
Hình 5. CO2 được dùng để chữa cháy
  • Người ta dùng CO2 để chữa cháy, bảo quản thực phẩm.
  • CO2 còn được dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, sản xuất sôđa, phân đạm,…

III. Bài tập luyện tập oxit của cacbon của trường Nguyễn Khuyến

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cacbon oxit là tên gọi của chất có công thức hóa học là

A. CO

B. C

C. CO2

D. H2CO3

ĐÁP ÁN

A

Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng được với CO ?

A. H2O (điều kiện thường)

B. dd NaOH (điều kiện thường)

C. Fe3O4 (nhiệt độ cao)

D. dd HCl (điều kiện thường)

ĐÁP ÁN

C

Câu 3:

bai-28-cac-oxit-cua-cacbon-hinh-5
Hình 3.11. Trang 85/ SGK

Hiện tượng xảy ra trong ống thủy tinh chứa chất rắn CuO và trong cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 ở thí nghiệm hình trên lần lượt là :

A. Chất rắn từ màu đỏ chuyền dần sang màu trắng, trong cốc tạo kết tủa trắng.

B. Chất rắn từ màu đen chuyền dần sang màu xanh, trong cốc tạo kết tủa trắng.

C. Chất rắn từ màu xanh chuyền dần sang màu đỏ, trong cốc tạo kết tủa xanh.

D. Chất rắn từ màu đen chuyền dần sang màu đỏ, trong cốc tạo kết tủa trắng.

ĐÁP ÁN

D

Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của CO ?

A. Dùng làm nhiên liệu.

B. Dùng làm chất khử.

C. Dùng làm nước đá khô.

D. Dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.

ĐÁP ÁN

C

Câu 5: CO2 tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. NaOH, H2O, CaO, Ca(OH)2

B. NaOH, H2O, CaO, HCl

C. NaOH, H2O, H2SO4, Ca(OH)2

D. NaOH, CaCl2, CaO, Ca(OH)2

ĐÁP ÁN

A

Bài tập tự luận

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) CO + ZnO

b) CO + Fe2O3

c) C + FeO

Hướng dẫn giải

Sản phẩm tạo thành là kim loại và khí CO2  

Câu 2: Viết phương trình hóa học biểu diễn chuỗi biến hóa sau:

C CO2 CaCO3 CaO Ca(OH)2

Hướng dẫn giải

(1) C +  O2 → CO2

(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

(3) CaCO3  CaO + CO2

(4) CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 3: Cho 0,896 lít khí CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH aM, sản phẩm tạo thành là muối trung hòa. Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính a.

Hướng dẫn giải

PTHH:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Tỉ lệ: 1 : 2 : 1 : 1

(Mol): 0,04 : 0,08 : 0,04 : 0,04

nCO2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol

nNaOH = 0,08 mol

a =  = 0,08 : 0,5 = 0,16 M.

Câu 4: Cho V ml khí CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) vào 400ml dung dịch NaOH 0,2M, sản phẩm tạo thành là muối axit. Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính V.

Hướng dẫn giải

PTHH:

CO2 + NaOH → NaHCO3

Tỉ lệ: 1 : 1 : 1               

Mol: 0,8 : 0,8 : 0,8

nNaOH = 0,4 . 2 = 0,8 mol

nCO2 = 0,8 = 0,04 mol

VCO2 = 0,04 . 22,4 = 0,896 lít = 896 ml

V = 896

Câu 5: Đem đun nóng hỗn hợp hai oxit ZnO và CuO  tỉ lệ mol 1: 2 với cacbon oxit trong điều kiện thích hợp để oxit kim loại bị khử hết thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc. Tính khối lượng mỗi oxit kim loại.

Hướng dẫn giải

PTHH:

ZnO + CO → Zn + CO2

Tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1

Mol: 0,1 : 0,1 : 0,1 : 0,1

PTHH:

CuO + CO → Cu + CO2

Tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1

Mol: 0,2 : 0,2 : 0,2 : 0,2

Hỗn hợp rắn thu được là Cu và Zn

Tác dụng với HCl chỉ có Zn.

PTHH:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1

Mol: 0,1 : 0,1 : 0,1 : 0,1

nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

nZnO = 0,1 mol  → mZnO = 8,1 g

nCuO = 0,2 mol  → mCuO = 16 g



Giáo viên soạn: Cô Ông Thị Tuyết Thanh

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 27: Cacbon
Bài 29: Axit Cacbonic Và Muối Cacbonat