Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Phi Kim. Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các N...»Bài 32: Luyện Tập Chương 3: Phi Kim – Sơ...

Bài 32: Luyện Tập Chương 3: Phi Kim – Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Lý thuyết Luyện tập chương 3: Phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Hóa 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Kiến thức cần nhớ về phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Tính chất hóa học của phi kim

a. Tác dụng với oxi → Oxit axit

Vd: 2O2  +  3Fe   Fe3O4

b. Tác dụng với hiđro → Hợp chất khí

Vd: Cl2  + H2    2HCl

c. Tác dụng với kim loại → Oxit hoặc muối

Vd:

C + O2   CO2

3S  +  2Al    Al2S3

2. Tính chất hóa học của clo

a. Tác dụng với hiđro → Hiđro clorua

H2 + Cl2   2HCl

b. Tác dụng với nước → Nước clo

Cl2 + H2O   HCl + HClO

c. Tác dụng với kim loại → Muối clorua

2Fe + 3Cl2   2FeCl3

bai-32-luyen-tap-chuong-3-phi-kim-so-luoc-ve-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-hinh-1

Hình 1. Sắt tác dụng với khí clo

d. Tác dụng với dd NaOH → Nước Gia-ven

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

bai-32-luyen-tap-chuong-3-phi-kim-so-luoc-ve-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-hinh-3 

Hình 2+3. Nước clo có khả năng tẩy màu

*Lưu ý: Khí clo không tác dụng với khí oxi.

3. Tính chất hóa học của cacbon và hợp chất của cacbon

a. Tính chất của C, cacbon oxit, cacbon đioxit

  • Cacbon

-Tính hấp phụ

-Tác dụng với oxi

C + O2  CO2

-Tác dụng với oxit kim loại

C + 2CuO   2Cu + CO2

bai-32-luyen-tap-chuong-3-phi-kim-so-luoc-ve-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc1

Hình 6. Cacbon khử đồng (II) oxit

  • Cacbon oxit

-Là oxit trung tính

-Là chất khử

CO + CuO  Cu + CO2

2CO + O2    2CO2

  • Cacbon đioxit

-Tác dụng với nước

CO2 + H2O ⇔ H2CO3

-Tác dụng với dd bazơ

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

-Tác dụng với oxit bazơ

CO2 + CaO → CaCO3

bai-32-luyen-tap-chuong-3-phi-kim-so-luoc-ve-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc2

Hình 7. Cacbon oxit khử đồng (II) oxit 

b.Tính chất của axit cacbonic và muối cacbonat

  • axit cacbonic

-Axit yếu: làm quỳ tím chuyển màu đỏ nhạt

-Axit không bền: dễ phân hủy thành CO2 và H2O

  • muối cacbonat

-Tác dụng với axit.

Vd: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

-Tác dụng với dd bazơ

Vd: Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + Na2CO3

-Tác dụng với dd muối

Vd: Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl

-Bị nhiệt phân hủy

Vd: 2NaHCO3    Na2CO3 + H2O  + CO2

bai-32-luyen-tap-chuong-3-phi-kim-so-luoc-ve-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc3

Hình 8. Nhiệt phân muối NaHCO3

4. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Cấu tạo bảng tuần hoàn

-Số thứ tự ô = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân.

-Số thứ tự chu kì = số lớp electron.

-Số thứ tự nhóm = số electron lớp ngoài cùng.

II. Bài tập luyện tập về Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến

a.Tự luận

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) Cl2 + Fe

b) Cl2 + H2O                         

c) CO + Fe2O3

d) MnO2 + HCl

e) NaHCO3 + HCl

f) CO2 + KOH (tỉ lệ 1:1)

ĐÁP ÁN
  1. 2Fe + 3Cl2   2FeCl3
  2. Cl2 + H2O→ HCl + HClO
  3. 3CO + Fe2O3   2Fe + 3CO2
  4. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
  5. NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
  6. CO2 + KOH → KHCO3

Câu 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau

  1. C + ….. CO
  2. CO + …. Fe + …
  3. Cl2 + ….. → NaClO + …. + ….
  4. Cl2 + …. CuCl2
ĐÁP ÁN

a) C + CO2    2CO

b) 3CO + Fe2O3   2Fe + 3CO2

c) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

d) Cl2 + Cu    CuCl2

Câu 3: Viết phương trình hóa học biểu diễn chuỗi biến hóa sau:

CO2  CO   CO2    Na2CO3   CO2

MnO2 Cl2    FeCl3       Fe(OH)3

ĐÁP ÁN

(1) C + CO2     2CO

(2) 2CO + O2     2CO2

(3) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

(4) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

(1) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

(2) 2Fe + 3Cl2    2FeCl3

(3) FeCl3  + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Câu 4: Cho 0,56 lít khí CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

ĐÁP ÁN

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Tỉ lệ mol: 1:1:1:1

= 0,56 : 22,4 = 0,025 mol

 =  = 0,025 mol

=0,025 . 100 = 2,5g

Câu 5: Cho 26,1 g MnO2 tác dụng dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Cho toàn bộ lượng khí X tác dụng với 14 g kim loại sắt. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m g chất rắn. Tính m.

ĐÁP ÁN

==  0,3 mol

nFe = 14/56 = 0,25 mol

PTHH: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ +  2H2O

Tỉ lệ mol  MnO2 và Cl2  : 0,3 : 0,3  (mol)                    

 PTHH: 3Cl2 + 2Fe   2FeCl3

Số mol clo, sắt và muối trước phản ứng  :  0,3  :  0,25 :  0  mol

Số mol clo, sắt và muối phản ứng:  0,3 :  0,2 : 0,2  mol

Số mol clo, sắt và muối sau phản ứng:   0 : 0,05 : 0,2  mol

Ta có tỉ lệ:   <     => Fe dư, Cl2 hết, tính theo Cl2

mrắn = + mFe dư = 0,2 . 162,5 + 0,05 . 56 =  32,5 + 2,8 = 35,3 g

b.Trắc nghiệm

Câu 1: Nước clo bao gồm các chất:

A.Cl2, H2O.                   

B.H2O, Cl2, HCl, HClO.     

C.HCl, HClO.                       

D.Cl2, HClO.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm?

  1. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
  2. 3Cl2 + 2Fe    2FeCl3        
  3. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
  4. Cl2 + H2O ⇔ HCl + HClO

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. C + CO2    2CO                                                    

B. Na2CO3     Na2O + CO2

C. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

D. 2NaHCO3     Na2CO3 + CO2 + H2O

Câu 4: Cặp chất nào sau đây không thể phản ứng được với nhau?

A. O2 và CO                                    

B. Na2CO3 và CaCl2

C. CO2 và O2

D. NaHCO3 và HCl

Câu 5: Dùng CO khử hoàn toàn m gam đồng (II) oxit thu được khí A. Dẫn toàn bộ khí A vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 20 g kết tủa. Giá trị m là

A. 13.

B. 14.

C. 15.                                     

D. 16.

ĐÁP ÁN

1B

2A

3B

4C

5D


Câu 5:

PTHH: CO + CuO     Cu + CO2

Tỉ lệ mol CuO: CO2:   0,2 :0,2  mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

   Tỉ lệ mol  CO2 : CaCO3 : 0,2 : 0,2mol

 = = 20/100 = 0,2 mol

nCuO = 0,2 mol => mCuO = 0,2 . 80 = 16g


Giáo viên soạn: Cô Ông Thị Tuyết Thanh

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 31: Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hoá Học