Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 6: Bố cục của văn bản

Bài 6: Bố cục của văn bản

Nội dung bài Bố cục của văn bản môn Văn 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Bố cục của văn bản

Ví dụ: Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”

1. Văn bản trên có thể chia làm mấy phần. Chỉ ra các phần đó. Cho biết nhiệm vụ của từng phần đó.

MB: (Từ đầu ...  không màng danh lợi) Giới thiệu người thầy tài đức Chu Văn An

TB: (Tiếp ...  không cho vào thăm) Thầy Chu Văn An là người có tài, có đức qua những hành động

KB:  (Còn lại) Tình cảm của mọi người dành cho thầy Chu Văn An        

2. Hãy cho biết mối quan hệ giữa các phần trong văn bản?

Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản: Các phần này có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng:

    + Gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối phần trước.

    + Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là Người thầy đạo cao đức trọng.

3. Bố cục của văn bản là gì? Trình bày nhiệm vụ phần MB, TB, KB của văn bản.

Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.

Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

Nhiệm vụ của từng phần:

  • Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản
  • Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề
  • Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

1. Ví dụ: Văn bản “Tôi đi học”

Phần thân bài văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể  về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?

  • Kể lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả.
  • Sắp xếp theo trình tự thời gian trong dòng hồi tưởng và không gian
    • Cảm xúc trên con đường đến trường
    • Cảm xúc khi đứng trong sân trường
    • Cảm xúc khi vào lớp học

=> Theo trình tự thời gian trong dòng hồi tưởng và không gian

2. Ví dụ: Văn bản “Trong lòng mẹ”

Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng?

  • Diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng:
    • Trước khi gặp mẹ: thương mẹ, đau đớn tủi cực căm ghét những cổ tục.
    • Khi gặp mẹ sung sướng, hạnh phúc vô bờ.

=> Trình tự theo mạch cảm xúc theo sự phát triển của sự việc

3. Khi tả cảnh, tả người, phong cảnh

Theo không gian xa gần, trên dưới

Từ bộ phận- tổng thể, chi tiết- bao quát

Theo tình cảm, cảm xúc

4. Ví dụ: Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”

Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề Người thầy đạo cao đức trọng. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.

  • Thầy giáo giỏi, không màng danh lợi
  • Thầy giáo  cương trực, tính tình cứng cỏi

=> Lần lượt trình bày những sự việc cho thấy thầy Chu Văn An tài cao, đức trọng, sự kính trọng của học trò dành cho thầy

=> Trình bày theo mạch suy luận

5. Cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

Cách sắp xếp phần thân bài của văn bản tùy thuộc vào chủ đề.

Có những bài sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp với thời gian và không gian hoặc cho sự phát triển của sự việc theo một mạch suy luận, phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.


Giáo viên biên soạn: Tô Thị Thúy Hằng

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 5: Trường từ vựng
Bài 7: Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)