Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 10: Lão Hạc

Bài 10: Lão Hạc

Nội dung bài Lão Hạc văn 8 bộ SGK bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả: Nam Cao

lao-hac-van8

Tên khai sinh: Trần Hữu Tri (1915 – 1951)

Quê: Làng Đại Hoàng – Lí Nhân – Hà Nam

Con người: Là một người trí thức trung thực, là một nghệ sĩ hiến dâng cuộc đời cho Cách mạng, cho kháng chiến.

Sự nghiệp: sở trường viết truyện ngắn với đề tài về trí thức nghèo và nông dân nghèo.

Là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam trước Cách mạng.

Được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996)

2. Tác phẩm

Xuất xứ: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân, đăng báo lần đầu năm 1943

Thể loại: Truyện ngắn

Phương thức biểu đạt: PTBĐ chính tự sự, PTBĐ kết hợp miêu tả, biểu cảm

Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (người kể là ông giáo)

Bố cục:

  • Đoạn 1: Từ “Hôm sau lão sang ... thế nào rồi cũng xong” è Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo chuyện hậu sự.
  • Đoạn 2: Còn lại è Cuộc sống khốn khổ và cái chết của lão Hạc.

Tóm tắt: Lão Hạc là nông dân nghèo, vợ mất, con trai không lấy được vợ, bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão sống thui thủi với cậu Vàng, chăm nó rất tốt. Vì cuộc sống ngày càng khó khăn, mất mùa, lão lại bệnh nên đành bán cậu Vàng. Lão rất đau khổ, ân hận khi kể với ông giáo vụ bán chó. Lão Hạc nhờ ông giáo giữ dùm 30 đồng để lo hậu sự và nhờ trông coi mảnh vườn. Sau đó, lão kiếm gì ăn nấy, từ chối sự giúp đỡ của mọi người, còn xin Binh Tư ít bả chó khiến ông giáo rất buồn. Lão Hạc chết thật đột ngột, đau đớn. Ông giáo chứng kiến, tự nhủ sẽ giữ đúng lời hứa với lão Hạc.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật lão Hạc

a. Hoàn cảnh

Vợ mất sớm, gà trống nuôi con, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su è Sống cô đơn

Làm thuê làm mướn mưu sinh  è Cuộc sống nghèo khó cơ cực

Làm bạn với con chó Vàng (cậu Vàng) è Đáng thương

b. Sự việc bán chó

Trước khi bán cậu Vàng:

  • Gọi con chó là “cậu Vàng”
  • Bắt rận, tắm, cho ăn vào cái bát nhà giàu (ăn một miếng, lại gắp cho nó một miếng).
  • Mắng yêu, trò chuyện với nó

=> Yêu thương chăm chút con chó, gửi gắm vào đó nỗi nhớ khắc khoải của người cha đối với con trai.

Sau khi bán cậu Vàng:

  • Lão cố làm ra vui vẻ.
  • Cười như mếu, mắt ầng ậng nước.
  • Mặt co rúm lại, nước mắt chảy ra.
  • Đầu ngoẹo về một bên.
  • Mếu, khóc hu hu như một đứa con nít.

=> Tâm trạng buồn bã, đau đớn, tiếc nuối, day dứt, ân hận của lão Hạc khi phải bán chó

=> Lão Hạc là người giàu tình nghĩa.       

c. Cái chết của lão Hạc

  • vật vã trên gường
  • đầu tóc rũ rượi
  • quần áo xộc xệch
  • hai mắt long sòng sọc
  • tru tréo, sùi bọt mép
  • vật vã hai giờ mới chết

=> Cái chết đau đớn, dữ dội, bi thảm

Nguyên nhân cái chết:

  • Thương con sâu sắc, muốn giữ mảnh vườn cho con
  • Cùng đường, muốn giữ lòng tự trọng, sự lương thiện cho bản thân

=> Niềm tin và sự trân trọng của tác giả trước phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước Cách mạng.

2. Nhân vật Ông giáo

Là người trí thức có lòng nhân hậu, quan tâm, có uy tín với những người xung quanh, đặc biệt là lão Hạc.

Triết lí:

  • Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta... không bao giờ ta thương

=> Chúng ta cần mở rộng lòng mình, tìm hiểu và quan tâm đến mọi người, thấy được nét đẹp, mặt tốt của người khác.

  • Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.

=> Cuộc đời buồn vì người lương thiện như lão Hạc cũng sa ngã khi bị dồn vào đường cùng.

  • Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác.

=> Cuộc đời không buồn vì còn những người lương thiện nhưng buồn là người lương thiện phải trả giá bằng cái chết.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Sử dụng ngôi kể thứ nhất, chân thực

Kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm chặt chẽ.

Miêu tả diễn biến tâm trạng sinh động, sâu sắc

Xây dựng nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp

Tình huống truyện bất ngờ

2. Nội dung

Phản ánh số phận đau thương, bi thảm của người nông dân trước Cách mạng

Nêu bật phẩm chất cao quý, đáng trân trọng của người nông dân

Tấm lòng trân trọng, yêu thương của tác giả với người nông dân

3. Sau khi học văn bản Tức nước vỡ bờ Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về cuộc đời và số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám?

Cuộc sống của người nông dân:

  • Nghèo khổ, khốn khó, đáng thương
  • Bị dồn vào cùng đường, không lối thoát

Phẩm chất tốt đẹp của người nông dân:

  • Yêu thương, hết lòng bảo vệ gia đình
  • Sống tình nghĩa, hiền lành, chăm chỉ, lương thiện, ...

Giáo viên biên soạn: Tô Thị Thúy Hằng

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 9: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự
Bài 11: Từ tượng hình, từ tượng thanh