Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 12: Liên kết các đoạn văn trong văn ...

Bài 12: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Nội dung bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản môn Văn 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tác dụng liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Đọc 2 đoạn văn và xem chúng có mối liên hệ gì không?

Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì.

Bởi vì đoạn văn phía trên đang nói về sân trường làng Mỹ Lí, đoạn văn phía sau lại nói tới kỉ niệm nhìn thấy trường khi đi qua làng Hòa An bẫy chim của nhân vật tôi.

Hai đoạn văn trên rời rạc vì không có phương tiện nối kết thể hiện quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau.

2. Đọc lại 2 đoạn văn của Thanh Tịnh

  1. Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung cho đoạn văn thứ hai về mặt ý nghĩa thời gian.
  2. Với cụm từ “trước đó mấy hôm” hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa thời gian hiện tại- hồi ức quá khứ
  3. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.

II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

a. 

Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học, đó là những khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.

Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là từ “Sau”.

Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...

b. 

Hai đoạn văn của Thanh Tịnh có quan hệ đối lập, tương phản.

Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là “Nhưng”

Các từ ngữ chỉ sự đối lập, tương phản: ngược lại, trái lại, thế mà, tuy vậy… 

c. Đọc lại hai đoạn văn mục I.2 trang 50-51 trong SGK, có thể xác định “đó” là đại từ. Trước đó là lúc trước nhân vật “tôi”lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn.

d.

Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn

Câu liên kết giữa hai đoạn văn trên “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!” có tác dụng liên kết ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên.


Giáo viên biên soạn: Tô Thị Thúy Hằng

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 11: Từ tượng hình, từ tượng thanh
Bài 13: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội