Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 3: Tính thống nhất về chủ đề của văn...

Bài 3: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Nội dung bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản môn Văn 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Chủ đề của văn bản

Ví dụ: Văn bản “Tôi đi học” – Thanh Tịnh

1. Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên ấn tượng gì trong lòng tác giả?

Kỉ niệm khi cùng mẹ đi trên con đường làng đến trường, khi đến trường Mĩ Lí, khi rời tay mẹ vào lớp học trong ngày đầu tiên đến trường.

Ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc về cảm xúc của tác giả trong buổi tựu trường đầu tiên của đời mình.

2. Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” là gì?

Chủ đề: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường.

3. Chủ đề của văn bản là gì?

Chủ đề của văn bản là: đối tượng chính và vấn đề trọng tâm được đặt ra qua văn bản.

II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Ví dụ: Văn bản “Tôi đi học” – Thanh Tịnh

1. Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?

Nhan đề : “ Tôi đi học”

Các từ ngữ: buổi tựu trường, trường, lớp học, sách vở, bút thước, thầy giáo, học sinh, phụ huynhà được lặp lại nhiều lần.

Câu văn:

  • Hôm nay tôi đi học.
  • Hàng năm cứ vào cuối thu… lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
  • Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy.

2. Cảm xúc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu đi học

a. Hãy tìm những từ ngữ tâm trạng trong buổi tựu trường đầu tiên đã in sâu trong lòng của nhân vật tôi?

Tôi quên thế nào được...

Hằng năm … lòng tôi lại nao nức…

lòng tôi lại tưng bừng, rộn rã...

b. Tìm những chi tiết miêu tả cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên (chú ý vào những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật)?

Trên đường đến trường: thấy lạ, trang trọng và đứng đắn, ý nghĩ ngây thơ

Ở sân trường: Lòng tôi lo sợ vẩn vơ, cảm thấy chơ vơ, thấy quả tim như ngừng đập, giật mình lúng túng, khóc nức nở

Trong lớp học:  Trông hình gì treo trên tường cũng lạ và hay hay. Người bạn ngồi bên chưa hề quen nhưng lòng tôi không cảm thấy xa lạ chút nào

3. Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo văn bản có tính thống nhất đó?

Văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác.

Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.


Giáo viên biên soạn: Tô Thị Thúy Hằng

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 2: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Bài 4: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)