Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 7: Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)

Bài 7: Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)

Nội dung bài Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) văn 8 bộ SGK bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả: Ngô Tất Tố

tuc-nuoc-vo-bo-van8

  • Ngô Tất Tố (1893 - 1954)
  • Quê: Đông Anh, Hà Nội
  • Xuất thân là một nhà nho gốc nông dân.
  • Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước năm 1945, một nhà báo nổi tiếng và là một học giả uyên bác trên nhiều lĩnh vực.
  • Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

2. Tác phẩm

  • Xuất xứ: Trích tiểu thuyết “Tắt đèn”
  • Thể loại: Tiểu thuyết
  • Phương thức biểu đạt: PTBĐ chính tự sự, PTBĐ kết hợp miêu tả, biểu cảm
  • Ngôi kể: Ngôi thứ ba (tạo tính khách quan, linh hoạt, tự do kể)
  • Bố cục:
    • Phần 1: Từ đầu đến “có ngon miệng hay không” èChị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu.
    • Phần 2: Còn lại è Cuộc đối mặt với cai lệ và người nhà lí trưởng; sự phản kháng của chị Dậu.

Tóm tắt: Gia đình chị Dậu vừa nghèo lại thiếu nợ sưu thuế. Chị Dậu phải chạy lo đủ thứ nhưng chưa đủ tiền nên anh Dậu bị đánh thảm. May nhờ bà lão hàng xóm ái ngại cho hoàn cảnh của chị nên cho bát gạo để chị Dậu nấu cháo cho chồng. Cháo chín, chị Dậu bưng bát cháo đến cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ xông vào, đòi sưu. Chị Dậu van xin khất nợ nhưng cai lệ không nghe. Hắn quát mắng, đánh chị Dậu, đòi trói anh Dậu. Vì bảo vệ chồng, chị Dậu phản kháng bọn cai lệ mạnh mẽ, quyết liệt.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh nhà chị Dậu

Nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh

Phải bán con, bán chó, bán khoai nhưng vẫn không đủ tiền nộp thuế.

Anh Dậu bị đánh gần chết và bị trả về.

Nhà không có gì để ăn

=> Hoàn cảnh thê thảm, nghèo khổ, đáng thương, nguy cấp,...

2. Nhân vật cai lệ

Chức danh: chức nhỏ, tay sai cho quan phủ, thúc sưu thuế.

Ngoại hình: gầy như một anh chàng nghiện.

Hành động:

  • Gõ roi, thét bằng giọng khàn khàn
  • Trợn mắt , quát, hầm hè
  • Giật phắt cái thừng, chạy sầm sập
  • Bịch vào ngực, tát bốp vào mặt chị Dậu

Xưng hô: Ông - mày

Lời nói: Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua… Nộp sưu mau! Ông dỡ cả nhà mày đi...

=> Con người hung hăng, tàn bạo, độc ác, vô nhân tính...

=> Đại diện cho bộ mặt xấu xa, bóc lột của bọn thống trị xã hội đương thời.

3. Nhân vật chị Dậu

a. Chị Dậu lúc chăm sóc chồng:

Nấu cháo, quạt quạt cho cháo chóng nguội, rón rén bưng một bát lớn cho chồng

Ngồi xuống, xem chồng ăn có ngon miệng hay không

=> Người vợ đảm đang, yêu thương, chăm sóc chồng hết mực

b. Chị Dậu đối đầu với bọn tay sai:

Lúc đầu:

  • run run, thiết tha
  • xưng hô: cháu – ông

=> Nhẫn nhục, van xin, mong được khất nợ

Khi chúng đánh trói anh Dậu:

  • liều mình cự lại → nghiến hai hàm răng
  • Xưng hô: tôi – ông → mày – bà
  • Dùng lý lẽ: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạè  hành động : đánh tên cai lệ ngã chỏng quèo, tên người nhà lý trưởng bị túm tóc lẳng ngã nhào.

=> Sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt để bảo vệ chồng mình.

=> Là ngưòi phụ nữ giàu tình thương yêu, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không yếu đuối mà có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ và tinh thần phản kháng mãnh liệt, tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân lúc bấy giờ.

III. Tổng kết

1. Nhan đề “Tức nước vỡ bờ”

Hễ tức nước thì vỡ bờ: Khi con người bị áp bức, bị dồn nén vào đường cùng thì họ sẽ phản kháng, chống lại những kẻ đã áp bức họ. 

=> Chân lí: Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. 

=> Nhan đề hợp lí, phù hợp với diễn biến tâm lí của chị Dậu và tình huống truyện.

2. Chứng minh “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Tác giả tạo dựng tình huống truyện gay cấn: sau khi van xin khẩn thiết, nói lí lẽ nhưng cai lệ vẫn sấn sổ tới đánh trói, chị Dậu phản kháng.

Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

  • Chị Dậu: nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
  • Cai lệ: hung tàn, ngang ngược nhưng lúc sau yếu đuối, hèn nhát

Miêu tả ngoại hình bằng nghệ thuật đối lập:

  • Chị Dậu: lực điền, khỏe khoắn, quyết liệt
  • Bọn tay sai: sức lẻo khẻo như tên nghiện, ngã chỏng quèo…

Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại được bộc lộ sâu sắc tính cách nhân vật, phản ánh những nét diễn biến tâm lí phức tạp.

3. Ý kiến của Nguyễn Tuân “Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn.”

Đúng là như vậy. Trong xã hội bất công, khi người nông dân chịu nhiều áp bức, bị dồn vào đường cùng thì họ phải đấu tranh, “nổi loạn” để đòi lại sự công bằng ( qua đoạn chị Dậu phản kháng)

4. Nghệ thuật

Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.

Khắc họa rõ nét nhân vật qua miêu tả diễn biến tâm lí, hành động, lời nói.

Nghệ thuật tương phản, liệt kê, tăng tiến làm nổi bật tính cách nhân vật.

Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

5. Nội dung

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại.

Toát lên vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.


Giáo viên biên soạn: Tô Thị Thúy Hằng

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 6: Bố cục của văn bản
Bài 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản