Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 32: Miêu Tả Nội Tâm Trong Văn Bản Tự...

Bài 32: Miêu Tả Nội Tâm Trong Văn Bản Tự Sự

Lý thuyết bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự môn Văn 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

PTBĐ chính: Tự sự (kể lại cảnh ngộ của Thúy Kiều khi bị giam láng ở lầu Ngưng Bích. (VB giàu yếu tố miêu tả và biểu cảm).

Câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên

Câu thơ miêu tả tâm trạng

- “Trư­ớc lầu…..

        …..        dặm kia.”

- “Buồn trông…….

         …..      ghế ngồi.”

* Dấu hiệu nhận biết:

+ Đối tượng: cảnh sắc TN (thời gian, không gian, màu sắc, cảnh vật…)

+ Đ1:

- cảnh sắc TN mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp trước lầu Ngưng Bích: có những dãy nói xanh, mảnh trăng, cồn cát vàng, bụi hồng.

-  Hoàn cảnh của Kiều: chỉ có một mình, làm bạn với mây buổi sớm, đèn buổi khuya.

+ Đ2: cảnh TN trống trải, xa vắng lúc hoàng hôn ở lầu Ngưng Bích :

- được miêu tả theo trình tự không gian từ xa đến gần

- màu sắc từ nhạt đến đậm

- âm thanh từ tĩnh đến động

- đường nét, hình ảnh : con thuyền, cửa biển, cánh buồm, ngọn nước, bông hoa, đồng cỏ, bầu trời , mặt đất, tiếng sóng...

- Khả năng quan sát: Quan sát trực tiếp bằng mắt thường.

=> Miêu tả bên ngoài

- “ Bẽ bàng ...….

       ….  vừa ngư­ời ôm.”.

 

 

*Dấu hiệu nhận biết:

+ Đối tư­ợng: tâm trạng con người, suy nghĩ, tình cảm con người (Thúy Kiều): nỗi xãt xa về cảnh ngộ bơ vơ, nỗi dày vò day dứt, nỗi nhớ thương người yêu, cha mẹ của Thúy Kiều.

- Khả năng quan sát: Diễn ra trong tâm trí, không quan sát trực tiếp bằng mắt thường mà là kết quả của sự hiểu biết về tâm lí con người thông qua vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống  của tác giả.

=> Miêu tả nội tâm

- Bên ngoài : là miêu tả cảnh vật thiên nhiên, con người với hình dáng, diện mạo, hành động, ngôn ngữ, màu sắc...có thể quan sát trực tiếp được bằng các giác quan

-  Nội tâm bên trong : là sự tái hiện những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến, tâm trạng,...không trực tiếp quan sát được.

 

 

Là tái hiện những ý nghĩ , cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.

- Từ việc miêu tả cảnh thiên nhiên góp phần gợi tả tâm trạng của nhân vật,  ->Tả cảnh ngụ tình

2. Đoạn trích Lão Hạc – Nam Cao

Đoạn văn miêu tả tâm trạng dằn vặt, đau khổ, ân hận, day dứt của Lão Hạc khi phải bán chó.

So sánh:

Đoạn văn miêu tả tâm trạng dằn vặt, đau khổ, ân hận, day dứt của Lão Hạc khi phải bán chó.

  • Nguyễn Du miêu tả tâm trạng nhân vật một cách trực tiếp thông qua cảm xúc , suy nghĩ, hoặc thông qua cảnh thiên nhiên để  tái hiện tâm trạng nhân vật.
  • Còn Nam Cao miêu tả tâm trạng nhân vật một cách gián tiếp thông qua nét mặt, cử chỉ.

Cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:

  • Miêu tả trực tiếp
  • Miêu tả gián tiếp: thông qua cảnh thiên nhiên, ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ… của nhân vật

Kết luận : Miêu tả nội tâm là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, góp phần khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tư tưởng tình cảm của nhân vật, làm rõ tính cách đặc điểm của nhân vật.


 Biên soạn: Nguyễn Duy Tuấn
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 31: Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)
Bài 35: Tổng Kết Về Từ Vựng