Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 10»Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Ở Vi S...»Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất ...

Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Lý thuyết bài Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật môn sinh học 10 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Lý thuyết

Nội dung 1. Vi sinh vật là gì?

Vi sinh vật là sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

Đặc điểm: hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.

Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau (thuộc 3 giới Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm) chủ yếu là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.

Một số vi sinh vật thường gặp:

  • Nhân sơ: vi khuẩn lam, vi khuẩn lao, E. coli, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục,...
  • Thực vật nguyên sinh: tảo lục dạng sợi, tảo lục đơn bào,…
  • Động vật nguyên sinh: trùng cỏ, trùng amip,…
  • Nấm: nấm men, nấm sợi,...

Nội dung 2. Môi trường sống của vi sinh vật

Trong tự nhiên: Vi sinh vật sống ở khắp mọi nơi, ở hầu hết các loại môi trường, kể cả môi trường khắc nghiệt.

Trong phòng thí nghiệm: căn cứ vào thành phần môi trường nuôi cấy vi sinh vật, người ta chia thành 3 loại môi trường cơ bản sau

Các loại môi trường

Đặc điểm

Môi trường tự nhiên

Gồm các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần. Ví dụ: cao thịt bò, cao nấm men, pepton, dịch chiết khoai tây…

Môi trường tổng hợp

Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng. Ví dụ: dung dịch đường glucôzơ 10%...

Môi trường bán tổng hợp

Gồm các hợp chất tự nhiên và các chất hóa học. Ví dụ: canh thịt + 10ml dung dịch đường glucôzơ 10%...

Môi trường nuôi cấy vi sinh vật có thể ở dạng đặc (thêm agar 1,5-2%) hoặc lỏng.

Nội dung 3. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

Dựa vào nguồn cacbon và nguồn năng lượng chia thành các kiểu sau:

  • Quang tự dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn cacbon là CO2 để sinh trưởng.
  • Hóa tự dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng hóa học (năng lượng hóa học từ các chất vô cơ) và nguồn cacbon là CO2 để sinh trưởng. Quang dị dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn cacbon là chất hữu cơ để sinh trưởng.
  • Hóa dị dưỡng: vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng hóa học (năng lượng hóa học từ các chất hữu cơ) và nguồn cacbon là chất hữu cơ để sinh trưởng.

Nội dung 4. Hô hấp và lên men

Lên men

Hô hấp kị khí

Hô hấp hiếu khí

Trong điều kiện kị khí không có ôxi.

Chất nhận điện tử cuối cùng là một chất hữu cơ đơn giản.

Chất hữu cơ không được ôxi hoá hoàn toàn nên tạo ra sản phẩm trung gian, năng lượng sinh ra ít.

Từ 1 phân tử glucôzơ, lên men tạo ra 2 ATP (2%).

Lên men rượu (nấm men rượu), lên men lactic (vi khuẩn lactic),…

 

Trong môi trường không có ôxi.

Chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi liên kết.

Chất hữu cơ không được ôxi hoá hoàn toàn nên tạo ra sản phẩm trung gian, năng lượng sinh ra ít.

Vi khuẩn phản nitrat hoá: 1 phân tử glucôzơ, qua hô hấp nitrat tạo ra 25 ATP (30%).

Vi khuẩn phản sunphat hoá: 1 phân tử glucôzơ, qua hô hấp sunphat tạo ra 22 ATP (25%).

Trong môi trường có ôxi.

 Chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử.

Chất hữu cơ được ôxi hoá hoàn toàn nên sản phẩm là CO2, H2O; năng lượng sinh ra nhiều nhất.

Từ 1 phân tử glucôzơ, hô hấp hiếu khí tạo ra 36 - 38 ATP (40% năng lượng của phân tử glucôzơ).

Các loại nấm, động vật nguyên sinh, xạ khuẩn,…

II. Bài tập luyện tập dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật của hệ thống trường NK-LTT

Câu 1: Vi khuẩn được xếp vào nhóm vi sinh vật vì nó có đặc điểm là

  1. mắt thường có thể nhìn thấy được.
  2. phần lớn là cơ thể nhân sơ, một số ít là nhân thực.
  3. kích thước nhỏ bé, hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh sản nhanh.
  4. có kích thước nhỏ; gây bệnh cho con người, động vật và thực vật.

Câu 2: Môi trường nào sau đây là môi trường tự nhiên?

  1. Môi trường chứa đường glucôzơ (10g), muối ăn (2g), thạch (10g), nước (500ml).
  2. Môi trường chứa nước chiết thịt bò.
  3. Môi trường chứa các loại muối khoáng đã xác định được thành phần.
  4. Môi trường chứa nước thịt lợn và muối khoáng.

Câu 3: Nấm mốc tương, nấm men rượu là các vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng là

  1. quang dị dưỡng.
  2. hóa dị dưỡng.        
  3. hóa tự dưỡng.
  4. quang tự dưỡng.

Câu 4: Môi trường tổng hợp là môi trường gồm các chất

  1. do sinh vật tổng hợp.
  2. hoá chất đã biết thành phần và khối lượng.
  3. do sinh vật tổng hợp và có thêm thạch.
  4. tự nhiên và hoá chất.

Câu 5: Người ta chia vi sinh vật thành các kiểu dinh dưỡng căn cứ vào nguồn năng lượng và

  1. nguồn cacbohiđrat (dạng đơn hay dạng phức).
  2. nguồn cacbon hữu cơ.
  3. nguồn cacbon (vô cơ hay hữu cơ).
  4. nguồn cacbon vô cơ.

Câu 6: Môi trường nuôi cấy không xác định được số lượng, thành phần các chất gọi là

  1. A. môi trường tự nhiên.     
  2. môi trường bán tự nhiên.
  3. môi trường tổng hợp. 
  4. môi trường bán tổng hợp.

Câu 7: Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả sau khi muối chua thuộc

  1. môi trường tự nhiên.   
  2. môi trường bán tự nhiên.
  3. môi trường tổng hợp.
  4. môi trường bán tổng hợp.

Câu 8: Môi trường nuôi cấy xác định được số lượng, thành phần các chất gọi là

  1. môi trường tự nhiên.
  2. môi trường bán tự nhiên.
  3. môi trường tổng hợp.
  4. môi trường bán tổng hợp.

Câu 9: Môi trường nuôi cấy gồm các thành phần: nước thịt, glucôzơ là

  1. môi trường tự nhiên.
  2. môi trường bán tự nhiên.
  3. môi trường tổng hợp. 
  4. môi trường bán tổng hợp.

Câu 10: Căn cứ vào đâu để phân chia các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?

  1. Nguồn cung cấp năng lượng và nguồn cung cấp cacbon.
  2. Nguồn cung cấp năng lượng và nguồn cung cấp nitơ.
  3. Nguồn cung cấp năng lượng và nguồn cung cấp ôxi.
  4. Nguồn cung cấp năng lượng và nguồn cung cấp hiđrô.

Câu 11: Để nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường đặc người ta bổ sung vào đó

  1. polisaccarit chiết rút từ tảo đỏ.
  2. polisaccarit chiết rút từ nấm men.
  3. polisaccarit chiết rút từ nấm sợi.
  4. polisaccarit chiết rút từ vi khuẩn.

Câu 12: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các nhóm còn lại?

  1. Vi khuẩn chứa diệp lục.
  2. Tảo đơn bào.
  3. Vi khẩn lam. 
  4. Nấm.

Câu 13: Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon từ

  1. ánh sáng và chất hữa cơ.
  2. ánh sáng và CO2.
  3. vô cơ và CO2.
  4. ánh sáng và chất vô cơ.

Câu 14: Thực tế, con người đã và đang sử dụng nhóm vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng nào sau đây để phân giải xác động, thực vật làm giàu cho đất và tránh ô nhiễm môi trường?

  1. Quang tự dưỡng.
  2. Quang dị dưỡng. 
  3. Hóa tự dưỡng.
  4. Hóa dị dưỡng.

Câu 15: So sánh về mặt năng lượng, hình thức chuyển hóa vật chất và năng lượng nào đạt hiệu quả nhất?

  1. Hô hấp hiếu khí.
  2. Hô hấp kị khí.
  3. Hô hấp vi hiếu khí.
  4. Lên men.

Câu 16: Đặc điểm chung của vi sinh vật là

  1. hấp thụ, chuyển hóa nhanh, sinh trưởng chậm.
  2. hấp thụ chậm, chuyển hóa, sinh trưởng nhanh.
  3. hấp thụ, chuyển hóa, sinh trưởng nhanh.
  4. hấp thụ, chuyển hóa chậm, sinh trưởng nhanh.

Câu 17: Chất nhận điện tử cuối cùng và chất cho điện tử của quá trình lên men đều là

  1. ôxi phân tử.
  2. chất vô cơ.
  3. chất hữa cơ.
  4. hợp chất chứa ôxi.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo vi sinh vật?

  1. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
  2. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
  3. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.
  4. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.

Câu 19: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, và năng lượng là ánh sáng được gọi là gì?

  1. Hoá tự dưỡng.
  2. Quang tự dưỡng.               
  3. Hoá dị dưỡng.
  4. Quang dị dưỡng.

Câu 20: Quang dị dưỡng có ở loại vi sinh vật nào sau đây?

  1. Vi khuẩn màu tía.
  2. Vi khuẩn sắt.         
  3. Vi khuẩn lưu huỳnh.
  4. Vi khuẩn nitrat hoá.

Câu 21: Nguồn năng lượng (1) và nguồn cacbon (2) của vi sinh vật quang tự dưỡng là

  1. (1) chất hữu cơ và (2) CO2. 
  2. (1) ánh sáng và (2) chất hữu cơ.
  3. (1) ánh sáng và (2) CO2. 
  4. chất vô cơ và (2) CO2.

 Câu 22: Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng lên men?

  1. Muối dưa, cà.
  2. Tạo rượu.               
  3. Làm sữa chua.
  4. Làm dấm.

Câu 23: Lối sống tự dưỡng có ở bao nhiêu loại vi sinh vật dưới đây?

(1) Tảo đơn bào.

(2) Vi khuẩn lưu huỳnh.

(3)  Vi khuẩn nitrat hoá.

  1. 1. 
  2. 2.
  3. 3.                                   
  4. 0.

Câu 24: Ở vi khuẩn có các hình thức dinh dưỡng nào sau đây?

  1. Hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng và quang tự dưỡng.
  2. Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa tổng hợp và quang tổng hợp.
  3. Quang dị dưỡng, quang hóa dưỡng, hóa dị dưỡng và hóa tự dưỡng.
  4. Hóa dị dưỡng, quang tổng hợp, hóa tự dưỡng và quang hóa dưỡng.

Câu 25: Câu nào sau đây sai khi nói về vi sinh vật?

  1. Tuy rất đa dạng nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung nhất định.
  2. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
  3. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
  4. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng lại rất hẹp.

Câu 26: Quá trình lên men, chất nhận electrôn cuối cùng là

  1. ôxi phân tử.   
  2. hiđrô.                     
  3. một chất vô cơ.                   
  4. một chất hữu cơ.

Câu 27: Quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử được gọi là

  1. lên men.
  2. hô hấp.                   
  3. hô hấp kị khí.                   
  4. hô hấp hiếu khí.

Câu 28: Khi nồng độ CO2 trong môi trường nuôi cấy cao, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4­ (0,2); KH2PO4 (1,0); MgSO4 (0,2); CaCl2 (0,1); NaCl (0,5). Loại môi trường sống và kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật đó là

  1. tổng hợp và quang tự dưỡng.
  2. tự nhiên và quang dị dưỡng.
  3. bán tổng hợp và hóa tự dưỡng. 
  4. tổng hợp và hóa tự dưỡng.

Câu 29: Cao thịt bò, cao nấm men thuộc loại môi trường nào để nuôi cấy vi khuẩn?

  1. Môi trường tự nhiên.
  2. Môi trường tổng hợp.  
  3. Môi trường bán tổng hợp.             
  4. Môi trường bán tự nhiên.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án - C

Hướng dẫn trả lời:

A Sai. Các vi sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi, không thể thấy bằng mắt thường.

B Sai. Vi sinh vật gồm cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

D Sai. Không phải tất cả vi sinh vật đều gây bệnh, có cả những vi sinh vật có ích.

Câu 2:

Đáp án - B

Hướng dẫn trả lời:

Phương án A, C là môi trường tổng hợp, phương án D là môi trường bán tổng hợp.

Câu 3:

Đáp án: B

Câu 4: 

Đáp án - B

Câu 5: 

Đáp án - C

Câu 6:

Đáp án - A

Câu 7:

Đáp án - A

Câu 8:

Đáp án - C

Câu 9:

Đáp án - D

Câu 10:

Đáp án - A

Câu 11:

Đáp án - A

Câu 12:

Đáp án - D

Câu 13:

Đáp án - D

Câu 14:

Đáp án - D

Câu 15:

Đáp án - A

Câu 16:

Đáp án - C

Câu 17:

Đáp án - C

Câu 18:

Đáp án: B

Câu 19:

Đáp án - C

Câu 20:

Đáp án - A

Câu 21:

Đáp án - C

Câu 22:

Đáp án - D

Câu 23:

Đáp án - C

Câu 24:

Đáp án - A

Câu 25:

Đáp án - D

Câu 26:

Đáp án - D

Câu 27:

Đáp án - D

Câu 28:

Đáp án - D

Câu 29:

Đáp án - A


Giáo viên biên soạn: Lê Thị Dung

Đơn vị: Trường THCS – THPT Lê Thánh Tông

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 23: Tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật