Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 11»Cảm ứng»Bài 24: Ứng động

Bài 24: Ứng động

Lý thuyết Ứng động Vật Lý 11 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

A. Lý thuyết

I. Ứng động là gì?

Thực vật sống trong môi trường sống phải chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố có hướng xác định và những nhân tố không định hướng. Ứng động (vận động định hướng) là phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng.

II. Các kiểu hướng động

Kiểu ứng động

Khái niệm

Tác nhân

Cơ chế

Vai trò

Ví dụ


Ứng động sinh trưởng


Hoa lyly



Là kiểu ứng động có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào ở cơ quan tham gia cảm ứng.





Ánh sáng, nhiệt độ …

 

Các tế bào tại 2 phía đối diện của cơ quan cảm ứng có tốc độ sinh trưởng không đồng đều.


Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

-Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, lúc có nguồn ánh sáng mạnh.

- Hoa tulip nở ra lúc nhiệt độ cao và cụp lại khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.


Ứng động không sinh trưởng


Cây trinh nữ



Là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào ở cơ quan tham gia cảm ứng. 





Sự tiếp xúc, nước…




Do sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hóa




Phản ứng thích nghi giúp thực vật tồn tại và phát triển.

-Ở cây trinh nữ (mắc cỡ), khi có sự va chạm vào lá lập tức có các phản ứng gấp lá nhanh.

- Cây bắt ruồi khép các bẫy bắt côn trùng khi có con mồi rơi vào bẫy.

B. Bài tập luyện tập ứng động của trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ứng động (vận động cảm ứng) là

  1. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
  2. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
  3. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
  4. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.

Câu 2: Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là

  1. ứng động sinh trưởng.
  2. quang ứng động.
  3. ứng động không sinh trưởng.
  4. điện ứng động.

Câu 3:  Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

  1. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.
  2. quang ứng động và điện ứng động.
  3. nhiệt ứng động và thủy ứng động.
  4. ứng động tổn thương.

Câu 4:  Ứng động nào sau đây không theo chu kì đồng hồ sinh học?

  1. Đóng mở khí khổng.
  2. Quấn vòng.
  3. Nở hoa.
  4. Thức ngủ của lá.

Câu 5:  Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

  1. nhiều tác nhân kích thích.
  2. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
  3. tác nhân kích thích không định hướng.
  4. tác nhân kích thích không ổn định.

Câu 6:  Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là

  1. tác nhân kích thích không định hướng.          
  2. có sự vận động vô hướng.
  3. không liên quan đến sự phân chia tế bào.          
  4. có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 7: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?

  1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
  2. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây.
  3. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
  4. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 8: Điều nào sau đây không thuộc cơ chế của ứng động?

  1. Sự co rút của chất nguyên sinh.    
  2. Sự thay đổi nồng độ Auxin trong cây.
  3. Sự thay đổi sức trương nước.       
  4. Sự biến đổi quá trình sinh lí, sinh hóa trong cây.

Câu 9: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

  1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây.
  2. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
  3. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
  4. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

Câu 10: Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng thuộc tính ứng động?

  1. Thân cây luôn vươn về phía có ánh sáng.
  2. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân bón.
  3. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc.
  4. Rễ cây mọc tránh chất gây độc.
  5. Vận động quấn vòng của tua cuốn.
  6. Hoa của cây nghệ tây (Crocus) nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.
  1. 2.
  2. 3.                  
  3. 4.
  4. 5.
ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án: C

Câu 2: Đáp án: C

Câu 3: Đáp án: A

Câu 4: Đáp án: B

Câu 5: Đáp án: C

Câu 6: Đáp án: A

Câu 7: Đáp án: C

Câu 8: Đáp án: A

Câu 9: Đáp án: B

Câu 10:

Hướng dẫn trả lời:

  1. Hướng động, vì tác nhân kích thích có định hướng.
  2. Hướng động, vì tác nhân kích thích có định hướng.
  3. Ứng động không sinh trưởng.
  4. Hướng động, vì tác nhân kích thích có định hướng.
  5. Hướng động, vì tác nhân kích thích có định hướng.
  6. Nhiệt ứng động, ứng động sinh trưởng. 

Đáp án: A (III và VI).


GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN KHUYẾN

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 23: Hướng động
Bài 26: Cảm ứng ở động vật