Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 11»Sinh trưởng và phát triển»BàI 34: Sinh Trưởng Ở Thực Vật

BàI 34: Sinh Trưởng Ở Thực Vật

Lý thuyết bài Sinh trưởng ở thực vật môn Sinh học 11 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Lý thuyết về sinh trưởng ở thực vật

1. KháI niệm sinh trưởng ở thực vật

Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

bai-34-sinh-truong-o-thuc-vat-hinh-1
Hình 1: sự sinh trưởng của cây (nguồn Lib24.Vn)

2. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

2.1 Các mô phân sinh

Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.

Các loại mô phân sinh:

  • Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách và đỉnh rễ.
  • Mô phân sinh bên.
bai-34-sinh-truong-o-thuc-vat-hinh-2
Hình 2: các loại mô phân sinh ở thực vật (nguồn Loga.vn)

2.2 Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây một lá mầm và thân non của cây hai lá mầm.

2.3 Sinh trưởng thứ cấp

Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra.

Sinh trưởng thứ cấp xảy ra ở cây hai lá mầm.

Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và gỗ vỏ.

bai-34-sinh-truong-o-thuc-vat-hinh-3
Hình 3: mặt cắt ngang thân cây gỗ (nguồn: sangkiengiaovien.com)

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

2.4.1 Các nhân tố bên trong

Các đặc điểm di truyền của loài.

Các thời kì sinh trưởng của giống và loài.

Hoocmon thực vật.

2.4.2 Các nhân tố bên ngoài

Nhiệt độ: ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng của thực vật. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao làm thực vật ngừng sinh trưởng, mỗi loài cần một nhiệt độ tối ưu để sinh trưởng.

Hàm lượng nước: sự sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào độ no nước của tế bào ở mô phân sinh vì những tế bào này có tốc độ sinh trưởng mạnh khi đủ nước.

Ánh sáng: ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và biến đổi hình thái của cây.

Oxi: rất cần cho sự sinh trưởng của thực vật, nồng độ oxi giảm xuống dưới 5% gây ức chế quá trình sinh trưởng của cây.

Dinh dưỡng khoáng: cây sinh trưởng tốt nếu được cung cấp đầy đủ các nguyên tố khoáng thiết yếu.

II. Bài tập luyện tập về sinh trưởng ở thực vật của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1. Sinh trưởng sơ cấp của cây là

  1. sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
  2. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
  3. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
  4. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

Câu 2. Sinh trưởng thứ cấp là

  1. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
  2. sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
  3. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
  4. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng hoạt động tạo ra.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không có ở sinh trưởng sơ cấp?

  1. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
  2. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
  3. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
  4. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 4. Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

  1. Ở đỉnh rễ.
  2. Ở thân.
  3. Ở chồi nách.
  4. Ở chồi đỉnh.

Câu 5. Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

  1. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
  2. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
  3. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
  4. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

Câu 6. Các tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

  1. Mạch rây sơ cấp.
  2. Mạch rây thứ cấp.
  3. Tầng sinh bần.
  4. Tầng sinh mạch.

Câu 7. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây?

  1. Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
  2. Đặc điểm di truyền, ánh sáng và nhiệt độ.
  3. Đặc điểm di truyền và ánh sáng.
  4. Nước, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng.

Câu 8. Chức năng nào sau đây là của mô phân sinh đỉnh?

  1. Làm cho thân cây dài và to ra.
  2. Làm cho rễ dài và to ra.
  3. Làm cho thân và rễ cây dài ra.
  4. Làm cho thân cây, cành cây to ra.

Câu 9. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở

  1. cây một lá mầm và cây hai lá mầm.                       
  2. chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm.
  3. cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm.
  4. cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm.

Câu 10. Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động của

  1. mô phân sinh đỉnh.
  2. mô phân sinh bên.
  3. tùy từng loài.
  4. tất cả các mô phân sinh.
ĐÁP ÁN

Câu 1.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải: Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 2.

Đáp án: C

Hướng dẫn giải: Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra.

Câu 3.

Đáp án: A

Hướng dẫn giải: Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, tầng sinh bần thuộc mô phân sinh bên thuộc sinh trưởng thứ cấp.

Câu 4.

Đáp án: B

Hướng dẫn giải: Mô phân sinh đỉnh có ở chồi thân, chồi đỉnh và chồi nách.

Câu 5.

Đáp án: C

Hướng dẫn giải: Mô phân sinh bên thuộc sinh trưởng thứ cấp ở cây 2 lá mầm, mô phân sinh lóng chỉ có ở cây 1 lá mầm.

Câu 6. 

Đáp án: C

Hướng dẫn giải: Tầng vỏ ngoài cùng của cây gỗ là bần, do đó lớp ngoài cùng của vỏ cây được hình thành do tầng sinh bần.

Câu 7. 

Đáp án: A

Hướng dẫn giải: Nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

Câu 8. 

Đáp án: C

Hướng dẫn giải: Mô phân sinh đỉnh (sinh trưởng sơ cấp) làm cho thân và rễ dài ra.

Câu 9. 

Đáp án: C

Hướng dẫn giải: Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài thân và rễ, xảy ra ở cây 1 lá mầm và thân non cây 2 lá mầm.

Câu 10. 

Đáp án: B

Hướng dẫn giải: Sinh trưởng thứ cấp do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra.


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Thùy Linh

Đơn vị: Trường THCS - THPT NGUYỄN KHUYẾN

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 35: Hoocmon Thực Vật