Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 8»Thần Kinh Và Giác Quan»Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Lý thuyết bài Hệ thần kinh sinh dưỡng môn sinh học 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo phù hợp với chức năng, cùng với hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

I. Lý thuyết

Nội dung 1. Cung phản xạ sinh dưỡng

Phân biệt cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động

Đặc điểm

Cung phản xạ vận động

Cung phản xạ sinh dưỡng

 

 

Cấu tạo

  • Chất xám ở đại não và tủy sống.
  • Không có.
  • 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung ương.
  • 1 nơron: từ trung ương tới cơ quan phản ứng.
  • Chất xám ở trụ não và sừng bên tủy sống.
  • Có.
  • 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung ương.
  • 2 nơron: từ trung ương tới cơ quan phản ứng qua sợi trước hạch và sợi sau hạch, chuyển giao xináp ở hạch thần kinh.

Chức năng

Điều khiển hoạt động cơ vân (có ý thức).

Điều khiển hoạt động nội quan (không có ý thức).

 

bai-48-he-than-kinh-sinh-duong-1
Ảnh: Cung phản xạ vận động


he-than-kinh-sinh-duong-sinh-8-1
Ảnh: Cung phản xạ sinh dưỡng

Một số thuật ngữ Tiếng Anh:

  • Visceral receptor: cơ quan thụ cảm.
  • Effector organ: cơ quan phản ứng.
  • Postganglionic neuron: nơron li tâm.
  • Preganglionic neuron: nơron trung gian.
  • Autonomic ganglia: Hạch thần kinh

Nội dung 2. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng

CẤU TẠO

CHỨC NĂNG

Phân hệ giao cảm: 

  • Trung ương nằm ở sừng bên tủy sống (đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III).
  • Các nơron trước hạch qua chuỗi hạch giao cảm rồi đến nơron sau hạch.

Phân hệ đối giao cảm:

  • Trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống.
  • Các nơron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm (nằm cạnh cơ quan) để tiếp cận các nơron sau hạch.

Ở cả 2 phân hệ các sợi trước hạch đều có bao miêlin, còn sợi sau hạch không có bao miêlin.

Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ này mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ vân, cơ tim và các tuyến).

 

bai-48-he-than-kinh-sinh-duong-2 

II. Bài tập luyện tập hệ thần kinh sinh dưỡng của hệ thống trường NK - LTT

Phần 1: Câu hỏi tự luận

Câu 1: Nêu cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh sinh dưỡng

Hướng dẫn trả lời:

CẤU TẠO

CHỨC NĂNG

Phân hệ giao cảm: 

  • Trung ương nằm ở sừng bên tủy sống (đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III).
  • Các nơron trước hạch qua chuỗi hạch giao cảm rồi đến nơron sau hạch.

Phân hệ đối giao cảm:

  • Trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống.
  • Các nơron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm (nằm cạnh cơ quan) để tiếp cận các nơron sau hạch.

Ở cả 2 phân hệ các sợi trước hạch đều có bao miêlin, còn sợi sau hạch không có bao miêlin.

Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ này mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ vân, cơ tim và các tuyến).

 

 Câu 2: Nêu chức năng của cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng

Hướng dẫn trả lời:

 

Chức năng

Cung phản xạ vận động: Điều khiển hoạt động cơ vân (có ý thức).

Cung phản xạ sinh dưỡng: Điều khiển hoạt động nội quan (không có ý thức).

 Câu 3: Hãy nhận xét về chức năng của hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều này có ý nghĩa gì trong đời sống?

Hướng dẫn trả lời:

Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, qua đó, điều hòa hoạt động của các cơ quan này phù hợp nhu cầu của cơ thể từng lúc, từng nơi.

Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Chức năng nào sau đây là của phân hệ giao cảm?

  1. Giảm lực và nhịp cơ tim.
  2. Dãn phế quản nhỏ.
  3. Co phế quản nhỏ.
  4. Tăng nhu động ruột.

Câu 2. Chức năng nào sau đây là của phân hệ đối giao cảm?

  1. Co mạch máu ruột.
  2. Co mạch máu da.
  3. Co cơ bóng đái. 
  4. Giảm tiết tuyến nước bọt.

Câu 3. Trung ương thần kinh của phân hệ giao cảm là          

  1. các nhân xám ở sừng bên tủy sống.
  2. các nhân xám ở trụ não.          
  3. các nhân xám ở đoạn cụt tủy sống.
  4. các nhân xám ở đoạn cùng tủy sống.

Câu 4. Trung ương thần kinh của phân hệ đối giao cảm nằm ở

  1. đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III.
  2. tiểu não.
  3. trụ não và đoạn cùng tủy sống.
  4. hạch thần kinh.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây về cấu tạo của phân hệ giao cảm là sai?              

  1. Trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống.                
  2. Chuỗi hạch nằm gần cột sống, xa cơ quan phụ trách.
  3. Sợi trục nơron trước hạch ngắn, có bao miêlin.
  4. Sợi trục nơron sau hạch dài, không có bao miêlin.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án - B            

Hướng dẫn trả lời:

Phân hệ giao cảm tác động lên phổi gây dãn phế quản nhỏ.

Đáp án A, C, D sai vì đều là chức năng của phân hệ đối giao cảm.

Câu 2:

Đáp án - C            

Hướng dẫn trả lời:

Phân hệ đối giao cảm tác động vào cơ bóng đái gây co cơ.

Đáp án A, B, D sai vì đều là chức năng của phân hệ giao cảm.

Câu 3:

Đáp án - A            

Hướng dẫn trả lời:

Trung ương thần kinh của phân hệ giao cảm là các nhân xám ở sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng thứ III).

Đáp án B, C, D sai.

Câu 4:

Đáp án - C            

Hướng dẫn trả lời:

Trung ương thần kinh của phân hệ đối giao cảm là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống.

Đáp án A, B, D sai.

Câu 5:

Đáp án - A            

Hướng dẫn trả lời:

Trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống là đặc điểm cấu tạo của phân hệ đối giao cảm.

Đáp án B, C, D sai vì đều là đặc điểm cấu tạo của phân hệ giao cảm.


Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương       

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 47: Đại não
Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác