Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 8»Thần Kinh Và Giác Quan»Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản ...

Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Lý thuyết bài Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện môn Sinh học 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Phản xạ được chia thành hai loại là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

I. Lý thuyết

Nội dung 1. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

Ví dụ: Chạm tay vào vật nóng, rụt tay lại.

Phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

Ví dụ: Khi nghe tiếng chuông vào học, học sinh nhanh chóng bước vào lớp.

 Nội dung 2. Sự hình thành phản xạ có điều kiện

Sự hình thành phản xạ có điều kiện

Ức chế phản xạ có điều kiện

Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện

Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện đã được thành lập nếu không được củng cố thường xuyên thì dễ bị mất đi.

Ý nghĩa:

  • Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
  • Hình thành thói quen và tập quán tốt đối với con người.
  • Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
  • Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Là sự hình thành đường liên lạc thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não với nhau.

 

phan-xa-co-dieu-kien-va-phan-xa-khong-dieu-kien
Ảnh minh họa sơ đồ về phản xạ tiết nước bọt theo i. P. Paplôp

 Nội dung 3. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện

phan-xa-co-dieu-kien-va-phan-xa-khong-dieu-kien-1

    II. Bài tập luyện tập phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện của trường Nguyễn Khuyến

    Phần I: Câu hỏi tự luận

    Câu 1: Ức chế phản xạ có điều kiện là gì? Dựa vào kiến thức về ức chế phản xạ có điều kiện, theo em, muốn học bài mau thuộc và nhớ lâu em cần làm gì?

    Hướng dẫn trả lời:

    Ức chế phản xạ có điều kiện là hiện tượng khi kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện không được kết hợp với nhau trong thời gian dài thì phản xạ có điều kiện sẽ mờ dần và mất do đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não không được duy trì nữa.

    Để học bài mau thuộc và nhớ lâu cần:

    • Tạo môi trường học tập yên tĩnh, không ồn ào.
    • Tập trung chú ý khi học bài trên lớp và ở nhà.
    • Học đi học lại nhiều lần.

    Liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn và vận dụng chúng.

    Câu 2: Thế nào là phản xạ có điều kiện? Hãy lấy 2 ví dụ về phản xạ có điều kiện.

    Hướng dẫn trả lời:

    • Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
    • Ví dụ: Thấy trời có nhiều mây đen, tôi mang theo áo mưa đi học; Nghe tiếng chuông vào học, học sinh di chuyển nhanh vào lớp.

    Câu 3: Thế nào là phản xạ không điều kiện? Hãy lấy 2 ví dụ về phản xạ không điều kiện.

    Hướng dẫn trả lời:

    • Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
    • Ví dụ: Phản xạ rụt tay lại khi chạm vào vật nóng; Phản xạ nổi da gà và run lập cập khi trời rét.

    Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1. Ví dụ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?

    1. Trời nóng đổ mồ hôi.
    2. Rụt tay lại khi chạm vào vật nóng.
    3. Trời rét da tím tái, nổi da gà.
    4. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.

    Câu 2. Ví dụ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện?

    1. Nheo mắt lại khi ánh sáng chiếu vào mắt.
    2. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ.
    3. Sáng 6h thức dậy tập thể dục.                
    4. Khi đi đường gặp vũng nước thì tránh ra.

    Câu 3. Tính chất nào là của phản xạ không điều kiện?           

    1. Bẩm sinh.
    2. Hình thành do học tập.
    3. Số lượng không hạn định.
    4. Có thể bị mất đi nếu không củng cố.

    Câu 4. Tính chất nào là của phản xạ có điều kiện?

    1. Bẩm sinh.
    2. Số lượng không hạn định.       
    3. Bền vững.
    4. Cung phản xạ đơn giản.

    Câu 5. Điều kiện nào sau đây về sự hình thành phản xạ có điều kiện là sai?         

    1. Phải có sự kết hợp giữa kích thích bất kì với kích thích của một phản xạ không điều kiện.
    2. Kích thích bất kì phải tác động trước kích thích của phản xạ không điều kiện vài giây.
    3. Kích thích bất kì phải tác động sau kích thích của phản xạ không điều kiện vài giây.
    4. Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố.
    Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1:

    Đáp án - D           

    Hướng dẫn trả lời:

    Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt là phản xạ có điều kiện.

    Đáp án A, B, C sai vì đều là phản xạ không điều kiện.

    Câu 2:

    Đáp án - A            

    Hướng dẫn trả lời:

    Nheo mắt lại khi ánh sáng chiếu vào mắt là phản xạ không điều kiện.

    Đáp án B, C, D sai vì đều là phản xạ có điều kiện.

    Câu 3:

    Đáp án: A            

    Hướng dẫn trả lời:

    Phản xạ không điều kiện có tính chất bẩm sinh (sinh ra đã có).

    Đáp án B, C, D sai vì đều là tính chất của phản xạ có điều kiện.

    Câu 4:

    Đáp án - B            

    Hướng dẫn trả lời:

    Số lượng phản xạ có điều kiện không hạn định.

    Đáp án A, C, D sai vì đều là tính chất của phản xạ không điều kiện.

    Câu 5:

    Đáp án - C            

    Hướng dẫn trả lời:

    Để hình thành phản xạ có điều kiện thì kích thích bất kì phải tác động trước kích thích của phản xạ không điều kiện vài giây.

    Đáp án A, B, D sai vì đều là các điều kiện đúng để hình thành phản xạ có điều kiện.


    Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

    Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

    Bài 51 Cơ quan phân tích thính giác
    Bài 53: Hoạt Động Thần Kinh Cấp Cao Ở Người