Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 8»Sinh Sản»Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường si...

Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục

Lý thuyết bài Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục môn Sinh học 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Có nhiều bệnh lây truyền qua đường sinh dục nhưng thường gặp là bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS.

I. Nội dung 1: Bệnh lậu

bai-64-cac-benh-lay-truyen-qua-duong-sinh-duc


bai-64-cac-benh-lay-truyen-qua-duong-sinh-duc-1
Vi khuẩn lậu
bai-64-cac-benh-lay-truyen-qua-duong-sinh-duc-2
Hình minh họa: trẻ sinh ra bị mù lòa do lậu cầu khuẩn và bệnh lây nhiễm trên mặt người bệnh

II. Nội dung 2: Bệnh giang mai

bai-64-cac-benh-lay-truyen-qua-duong-sinh-duc-3

 

bai-64-cac-benh-lay-truyen-qua-duong-sinh-duc-4
Hình minh họa: xoắn khuẩn giang mai và triệu chứng bệnh.

III. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống trường NK - LTT

    Phần I: Câu hỏi tự luận

    Câu 1: Nêu 1 vài đặc điểm về cấu tạo và đặc điểm sống của vi khuẩn lậu.

    Câu 2: Nêu 1 vài đặc điểm cấu tạo và đặc điểm sống của xoắn khuẩn giang mai.

    Câu 3: Vì sao phụ nữ mắc bệnh lậu, khi sinh con, con có thể bị mù lòa?

    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Hướng dẫn trả lời

    Vi khuẩn lậu có hình dạng hạt cà phê, phát triển thành từng cặp, còn gọi tên là song cầu khuẩn.

    Vi khuẩn cư trú trong các tế bào niêm mạc của đường sinh dục. Dễ chết ở nhiệt độ trên 400C, nơi khô ráo.

    Câu 2: Hướng dẫn trả lời

    Vi khuẩn giang mai có dạng xoắn lò xo, mỗi vi khuẩn có từ 8 - 11 vòng xoắn lượng đều và sát vào nhau.

    Vi khuẩn sống thuận lợi ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Vi khuẩn dễ chết do các chất diệt khuẩn, nơi khô ráo và nhiệt độ cao.

    Câu 3: Hướng dẫn trả lời

    Vi khuẩn ở âm đạo xâm nhập vào mắt trẻ gây mù lòa.

    Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1. Tác nhân gây bệnh lậu là

    1. trực khuẩn.
    2. xoắn khuẩn.
    3. tụ cầu khuẩn.
    4. song cầu khuẩn.

    Câu 2. Tác nhân gây bệnh giang mai là

    1. trực khuẩn. 
    2. xoắn khuẩn.
    3. tụ cầu khuẩn.
    4. song cầu khuẩn.

    Câu 3. Biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa bệnh lậu là           

    1. thắt ống dẫn tinh.
    2. thắt ống dẫn trứng.
    3. quan hệ tình dục tùy tiện.
    4. quan hệ tình dục an toàn.

    Câu 4. Người bị bệnh giang mai xuất hiện triệu chứng nào dưới đây?

    1. tiêu chảy.
    2. tiểu buốt.
    3. hẹp ống dẫn tinh.     
    4. sang chấn thần kinh.

    Câu 5. Năm vi khuẩn lậu được các nhà khoa học phát hiện là        

    1. 1850.
    2. 1860.
    3. 1870. 
    4. 1890.
    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Đáp án: D           

    Hướng dẫn trả lời

    Vi khuẩn gây bệnh lậu là song cầu khuẩn.

    Đáp án A, B, C sai.

    Câu 2: Đáp án: B

    Hướng dẫn trả lời

    Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn.

    Đáp án A, C, D sai.

    Câu 3: Đáp án: D            

    Hướng dẫn trả lời

    Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa bệnh lậu.

    Đáp án A, B, C, sai.

    Câu 4: Đáp án: D            

    Hướng dẫn trả lời

    Sang chấn thần kinh là biểu hiện triệu chứng giai đoạn muộn của bệnh giang mai.              

    Đáp án A, B, C sai.

    Câu 5: Đáp án: C

    Hướng dẫn trả lời

    Vi khuẩn lậu được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1870.

    Đáp án A, B, D sai.


    Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

    Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương       

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

    Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
    Bài 65: Đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người