Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 10»Chất Khí»Bài 28 : Cấu Tạo Chất - Thuyết Động Học ...

Bài 28 : Cấu Tạo Chất - Thuyết Động Học Phân Tử Chất

Lý thuyết bài Cấu tạo chất - thuyết động học phân tử chất môn Vật lý 10 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tính chất chất khí

+ Bành trướng: Chất khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa;

+ Dễ nén;

+ Có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng.

II. Cấu trúc chất khí

Mỗi chất khí được tạo thành từ những phân tử giống hệt nhau. Mỗi phân tử có thể gồm một hoặc nhiều nguyên tử tương tác và liên kết với nhau.

III. Lượng chất. Mol

+ 1 mol là lượng chất trong đó chứa một số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12 g cacbon 12. 

+ Số phân tử hay nguyên tử chứa trong 1 mol của mọi chất đều có cùng một giá trị, gọi là số A-vô-ga-đrô NA 

NA = 6,02.1023 mol-1

+ Khối lượng mol của một chất được đo bằng khối lượng của một mol chất ấy, thường được kí hiệu là μ.

Ví dụ:

+ Khối lượng mol của Hiđrô là μH = 2g/mol

+ Khối lượng mol của đồng là  μCu = 64g/mol 

+ Thể tích mol của một chất được đo bằng thể tích của 1 mol chất ấy. Ở điều kiện chuẩn (0oC; 1atm) thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lít/mol hay 0,0224 m3/mol.

+ Như vậy cứ μ (g) chứa NA = 6,02.1023 nguyên tử (hay phân tử) ⇒ m (g) chứa N nguyên tử (hay phân tử):

IV. Thuyết động học phân tử chất khí

a. Chất khí bao gồm các phân tử. Kích thước phân tử là nhỏ.

b. Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động hỗn loạn càng lớn. Chuyển động hỗn loạn của phân tử gọi là chuyển động nhiệt. Hướng của vận tốc phân tử phân bố đều (theo mọi phương như nhau) trong không gian.

c. Khi chuyển động, các phân tử va chạm với nhau và với thành bình.

+ Giữa hai va chạm, phân tử gần như tự do và chuyển động thẳng đều.

+ Phương chuyển động và vận tốc của phân tử thay đổi khi hai phân tử tương tác nhau.

+ Khi các phân tử khí va chạm với thành bình sẽ gây ra áp suất của chất khí lên thành bình.

* Khí lí tưởng (theo quan điểm cấu trúc vi mô): là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm, chuyển động hỗn độn không ngừng và chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

V. Cấu tạo phân tử của chất

1. Trạng thái khí

+ Mật độ phân tử của chất ở trạng thái khí rất nhỏ so với chất ở trạng thái lỏng và rắn.

+ Các phân tử khí ở rất xa nhau, lực tương tác yếu, chúng có thể chuyển động tự do về mọi phía nên chất khí không có hình dạng và thể tích xác định.

2. Trạng thái rắn

Các phân tử ở rất gần nhau, lực liên kết giữa các phân tử rất lớn, các phân tử dao động quanh các vị trí cân bằng xác định nên chất rắn có thể tích và hình dạng riêng.

3. Trạng thái lỏng

+ Là trạng thái trung gian giữa khí và rắn;

+ Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí và nhỏ hơn chất rắn nên chất lỏng có thể tích riêng xác định;

+ Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng và vị trí cân bằng này di chuyển. Do đó chất lỏng không có hình dạng riêng mà có thể chảy và có hình dạng của bình chứa nó.


Bài tập luyện tập cấu tạo chất - thuyết động học phân tử chất của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thuyết động học phân tử chất khí?

A. Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng.

B. Nhiệt độ càng cao các phân tử chuyển động càng nhanh.

C. Khi chuyển động, các phân tử va chạm với nhau và với thành bình.

D. Các phân tử chất khí sắp xếp một cách có trật tự.


Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của chất rắn?

A. Các phân tử có thể chuyển động tự do về mọi phía.

B. Các phân tử dao động quanh các vị trí cân bằng xác định.

C. Lực tương tác giữa các phân tử rất lớn.

D. Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định.


Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về khí lí tưởng? Khí lí tưởng là khí

A. có thể gây áp suất lên thành bình chứa.

B. mà các phân tử khí chỉ tương tác khi va chạm.

C. mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua.

D. mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.


Câu 4. Chọn phát biểu sai.

A. Chất khí chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa.

B. Chất khí có khối lượng riêng nhỏ hơn chất rắn và chất lỏng.

C. Mỗi chất khí được tạo thành từ những phân tử giống hệt nhau.

D. Chất lỏng và chất khí đều không thể nén được.


Câu 5. Câu nào sau đây nói về chuyển động phân tử ở các thể khác nhau là không đúng?

A. Các phân tử chất rắn dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định.

B. Các phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng có thể di chuyển được.

C. Các phân tử chất khí không dao động xung quanh các vị trí cân bằng.

D. Các phân tử chất rắn, chất lỏng và chất khí đều chuyển động hỗn độn như nhau.


Câu 6. Chọn câu sai trong các câu sau đây? Số A-vô-ga-đrô là số

A. phân tử (hay nguyên tử) có trong 22,4 lít ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 1 atm).

B. phân tử (hay nguyên tử) có trong một mol khí.

C. phân tử (hay nguyên tử) có trong 1 đơn vị khối lượng khí.

D. nguyên tử có trong 12 g cacbon 12.


Câu 7. Cho khối lượng mol của hidrô là μ = 2 g/mol. Số phân tử hidrô chứa trong 1 g hidrô là

A. 3,01.1023.

B. 6,02.1023.    

C. 12,04.1023.    

D. 2,01.1023


Câu 8. Số phân tử Oxi chứa trong 6,72 lít khí Oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 3,01.1023.    

B. 8,02.1023.    

C. 1,8.1023.    

D. 2,01.1023

Hướng dẫn giải bài tập luyện tập cấu tạo chất - thuyết động học phân tử chất

ĐÁP ÁN

Câu 1. D
+ Các phân tử chất khí sắp xếp hỗn loạn.

Câu 2. A
+ Các phân tử chất rắn dao động quanh vị trí cân bằng xác định.

Câu 3. C
+ Khí lí tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm (bỏ qua thể tích), chuyển động hỗn độn không ngừng và chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

Câu 4. D
+ Chất khí có thể nén được

Câu 5. D

Câu 6. C

Câu 7. A
Ta có: N = = 3,01.1023

Câu 8. C
Ta có: N = = 1,8.1023


Giáo viên biên soạn : Nguyễn Văn Sơn

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 29: Quá Trình Đẳng Nhiệt – Định Luật Boyle-Mariotle