Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 10»Chất Rắn Và Chất Lỏng - Sự Chuyển Thể»Bài 39: Độ Ẩm Không Khí

Bài 39: Độ Ẩm Không Khí

Lý thuyết bài Độ ẩm không khí môn Vật lý 10 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Độ ẩm không khí

1. Độ ẩm tuyệt đối (a) của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước tính bằng gam chứa trong 1 m3 không khí.

2. Độ ẩm cực đại (A) của không khí ở một nhiệt độ đã cho là đại lượng đo bằng khối lượng tính bằng gam của hơi nước bão hòa chứa trong 1m3 không khí ở nhiệt độ đó.

3. Độ ẩm tỉ đối hay độ ẩm tương đối (f) của không khí ở một nhiệt độ xác định bằng thương số của độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí ở nhiệt độ đó.


Chú ý: Để biết không khí ẩm nhiều hay ít ta dựa vào độ ẩm tương đối.

II. Điểm sương

Là nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong không khí trở thành bão hoà.

III. Vai trò của độ ẩm

+ Độ ẩm tỉ đối càng nhỏ, sự bay hơi nước qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.

+ Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển nhưng dễ sinh ẩm mốc, làm hư hỏng thực phẩm, máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị quang học...

Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, thông gió, sấy nóng, phủ lớp chất dẻo lên các mạch điện tử...

IV. Bài tập luyện tập Độ ẩm không khí của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1. Độ ẩm được chia thành

A. độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối.

B. độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối, độ ẩm tỉ đối.

C. độ ẩm cực đại, độ ẩm tương đối, độ ẩm tỉ đối.

D. độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tương đối.

Câu 2. Gọi a là số gam nước có trong 1 m3 không khí, A là độ ẩm cực đại. Độ ẩm tỉ đối được xác định bằng

A. .

B. .

C. .             

D. .

Câu 3. Dụng cụ đo độ ẩm không khí là

A. vôn kế.

B. nhiệt kế.

C. ẩm kế.                        

D. lực kế.

Câu 4. Điểm sương là

A. nơi có sương.

B. lúc không khí bị hóa lỏng.

C. nhiệt độ tại đó hơi nước bão hòa.

D. nhiệt độ của không khí lúc hóa lỏng.

Câu 5. Nếu nung nóng không khí thì độ ẩm

A. tuyệt đối giảm.

B. tương đối tăng.

C. tuyệt đối tăng.            

D. tương đối giảm.

Câu 6. Không khí ở 25oC có độ ẩm tương đối là 70%. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 25oC là 23 g/m3. Khối lượng hơi nước có trong 1 m3 không khí là

A. 16,1 g.

B. 17,5 g.

C. 7 g.                             

D. 23 g.

Câu 7. Không khí ở một nơi có nhiệt độ 30°C, có điểm sương là 20°C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là

A. 30,3 g/m3.

B. 17,3 g/m3.

C. 23,8 g/m3.                  

D. 40,1 g/m3.

Câu 8. Không khí ở 30°C có điểm sương là 25°C, độ ẩm tương đối của không khí có giá trị

A. 75,9%.

B. 30,3%.

C. 23%.                          

D. Một đáp số khác.

Câu 9. Một phòng có kích thước 4 m x 10 m x 3 m. Nhiệt độ không khí trong phòng là 25oC độ ẩm tương đối của không khí là 60 %. Độ ẩm cực đại của không khí ở 25°C là A = 23 g/m3. Lượng hơi nước trong phòng là

A. 1656 g.

B. 1750 g.

C. 700 g.                         

D. 2030 g.

Câu 10. Điểm sương của không khí là 8oC. Biết độ ẩm cực đại ở 8oC là 8,3 g/m3 và ở 28oC là 27,2 g/m3. Khối lượng hơi nước cần thiết để làm bão hòa 1m3 không khí đó ở 28oC là

A. 16,1 g.

B. 17,5 g.

C. 19 g.                           

D. 23 g.

V. Hướng dẫn giải bài tập luyện tập Độ ẩm không khí

ĐÁP ÁN

Câu 1. D

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. C

Câu 5. D

+ Nếu nung nóng không khí thì nhiệt độ không khí tăng, hơi nước trong không khí khó bão hòa hơn → Độ ẩm cực đại A của không khí tăng

+ Trong khí đó độ ẩm tuyệt đối đo bằng lượng hơi nước (gam) chứa trong 1m3 không khí sẽ không phụ thuộc vào nhiệt độ → độ ẩm tương đối f = a/A sẽ giảm khi nhiệt độ tăng.

Câu 6. A

     + Ta có a = f.A = 0,7.23 = 16,1 g/m3

Câu 7. B

     + Độ ẩm tuyệt đối của không khí bằng độ ẩm cực đại ở điểm sương 20°C có giá trị 17,3 g/m3 (tra bảng 39.1 SGK)

Câu 8. A

Độ ẩm tuyệt đối bằng độ ẩm cực đại ở điểm sương 25°C: 23 g/m3 (tra bảng 39.1 SGK)

Độ ẩm cực đại ở 30°C: A = 30,3 g/m3.

Độ ẩm tương đối: = 75,9%.

Câu 9. A

Độ ẩm tuyệt đối của không khí a = f.A = 13,8 g/m3.

Khối lượng hơi nước có trong phòng: m = a.V = 1656 g.

Câu 10. C

Độ ẩm tuyệt đối bằng độ ẩm cực đại điểm sương 8°C : a = 8,3 g/m3 .

Độ ẩm cực đại ở 28°C : A = 27,2 g/m3.

Để làm bão hoà hơi nước trong phòng cần một lượng hơi nước là: (27,2 – 8,3).1 = 19 g.


Giáo viên biên soạn : Nguyễn Văn Sơn

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 38: Sự Chuyển Thể Của Các Chất