Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 11»Mắt. Các Dụng Cụ Quang»Bài 32: Kính Lúp

Bài 32: Kính Lúp

Lý thuyết bài Kính lúp môn Vật lý 11 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tổng quát về các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt

1. Công dụng của các dụng cụ quang học

là tạo ra ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần. Có hai nhóm

+ Các dụng cụ quan sát các vật nhỏ: kính lúp, kính hiển vi. . .

+ Các dụng cụ quan sát các vật ở xa: kính thiên văn, ống nhòm . . .

2. Số bội giác của kính:

là tỉ số giữa góc trông ảnh qua kính (α) và góc trông trực tiếp vật đó (αo), có giá trị lớn nhất trong từng trường hợp.


II. Kính lúp

1. Cấu tạo và công dụng

Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm) dùng để bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

 

bai-32-kinh-lup-1
Kính lúp dùng trong vi phẫu thuật

 

bai-32-kinh-lup-2
Kính lúp thông thường

2. Cách ngắm chừng

+ Vật AB đặt trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp để có một ảnh ảo A'B'. Mắt đặt sau kính lúp quan sát ảnh này.

+ Sự điều chỉnh vị trí của vật AB hay kính để ảnh ảo A'B' hiện ra trong giới hạn nhìn rõ CCCV của mắt gọi là sự ngắm chừng.

- Nếu A'B' ở CC thì đó là ngắm chừng ở cực cận.

- Nếu A'B' ở vô cực thì đó là ngắm chừng ở vô cực.

 bai-32-kinh-lup-3

3. Số bội giác của kính lúp

Số bội giác của kính lúp là tỉ số giữa góc trông ảnh qua kính (α) và góc trông trực tiếp vật đó khi đặt ở điểm cực cận (α0).

Số bội giác của kính lúp:  Ñ𝓁

Đ = OCC là khoảng cực cận của mắt

k là số phóng đại của ảnh

là khoảng cách từ mắt tới kính lúp

+ Khi ngắm chừng ở cực cận: +  =  Đ ⇒  GC  =  kC.

+ Khi ngắm chừng ở vô cực:

- Vật AB phải đặt ở tiêu điểm vật của kính

- Số bội giác: Ñ

Khi ngắm chừng ở vô cực mắt không phải điều tiết và G không phụ thuộc vị trí đặt mắt.

 bai-32-kinh-lup-4

Người ta thường lấy Đ = 25 cm  .Lúc này G có giá trị từ 2,5 đến 25. Giá trị này thường được ghi ngay trên vành kính với kí hiệu X2,5 ;  X5....

III. Bài tập luyện tập Kính lúp của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1: Chọn câu đúng.

A. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh thật, cùng chiều vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông α ≥ αmin ( αmin là năng suất phân li của mắt).

B. Kính lúp là dụng quang tạo ra ảnh thật, ngược chiều vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông α ≥ αmin ( αmin là năng suất phân li của mắt).

C. Kính lúp là dụng quang tạo ra ảnh ảo, ngược chiều vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông α ≥ αmin ( αmin là năng suất phân li của mắt).

D. Kính lúp là dụng quang tạo ra ảnh ảo, cùng chiều vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông α ≥ αmin ( αmin là năng suất phân li của mắt).

Câu 2: Trên vành kính lúp có ghi x10. Đáp số nào sau đây là đúng khi nói về tiêu cự f của kính lúp này?

A. f = 5 cm

B. f = 10 cm

C. f = 25 cm

D. f = 2,5 cm

Câu 3: Công thức tính độ bội giác của kính lúp Đ ( Đ là khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận; f là tiêu cự của kính) dùng được trong trường hợp nào ?

A. Mắt cận ngắm chừng ở điểm cực cận.

B. Mắt tốt (không có tật) ngắm chừng ở điểm cực cận.

C. Mắt cận ngắm chừng ở điểm cực viễn.

D. Mắt tốt ngắm chừng ở điểm cực viễn.

Câu 4: Trong trường hợp ngắm chừng nào thì số bội giác của kính lúp tỉ lệ nghịch với tiêu cự ?

A. Ở vô cực.

B. Ở điểm cực viễn nói chung.

C. Ở điểm cực cận.

D. Ở vị trí bất kì.

Câu 5:  Dùng một thấu kính có độ tụ D = +10 dp để làm kính lúp.

a) Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực.

b) Tính số bội giác của kính và số phóng đại khi ngắm chừng ở điểm cực cận.

Biết khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người quan sát là Đ = 25 cm, mắt đặt sát sau kính.

Câu 6: Một người cận thị có khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận là 10 cm và đến điểm cực viễn là 50 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ + 10 dp. Mắt đặt sát sau kính.

a) Phải đặt vật trong khoản nào trước kính?

b) Tính số bội giác của kính lúp với mắt của người ấy và số phóng đại ảnh trong các trường hợp sau:

• Ngắm chừng ở điểm cực viễn.

• Ngắm chừng ở điểm cực cận.

Câu 7: Một người đứng tuổi khi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính có độ tụ 1 dp thì đọc được trang sách cách mắt gần nhất 25 cm (mắt sát kính).

a) Xác định vị trí của các điểm cực viễn và cực cận của mắt người này.

b) Xác định độ biến thiên độ tụ của mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến điều tiết tối đa.

c) Người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có độ tụ 32 dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt cách kính 30 cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính ? tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực.

IV. Hướng dẫn giải bài tập luyện tập kính lúp

ĐÁP ÁN

Câu 1: Chọn D.

Câu 2: Chọn D.

+ Công thức độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: Ð ( Đ là khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận; f là tiêu cự của kính).

+ G = 10; Đ = 25 cm  → f  = 2,5 cm

Câu 3: Chọn D

Câu 4: Chọn A

Câu 5:  

a) Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực.

+ Ð

b) Ngắm chừng ở điểm cực cận.

+ Ảnh A’B’ ở cực cận:  cm.

+ Khoảng cách từ vật AB đến kính:

+ Số bội giác và số phóng đại:

Câu 6: OCC = 10 cm; OCV = 50 cm; D = + 10 dp.

a) + Ngắm chừng ở điểm cực cận:


+ Ngắm chừng ở điểm cực viễn:


+ Đặt vật trong khoảng: 5 cm

b) + Ngắm chừng ở điểm cực cận:

Gc =

+ Ngắm chừng ở điểm cực viễn:

•  Ð

Câu 7:

a) + Cv

+  

b)

c) + Tiêu cự của kính lúp

+

+ Khoảng đặt vật MN xác định bởi:

bai-32-kinh-lup-5

bai-32-kinh-lup-6

+ Khoảng đặt vật :

+ Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực:


Giáo viên biên soạn : Ngô Thành

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 31: Mắt
Bài 33: Kính Hiển Vi