Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 7»Điện Học»Bài 20: Chất Dẫn Điện Và Chất Cách Điện....

Bài 20: Chất Dẫn Điện Và Chất Cách Điện. Dòng Điện Trong Kim Loại

Lý thuyết Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại Vật Lý 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Chất dẫn điện và chất cách điện

* Thí nghiệm để xác định xem một vật là chất dẫn điện hay chất cách điện.

Lắp mạch điện như hình H.1.

 

bai-20-chat-dan-dien-va-chat-cach-dien-dong-dien-trong-kim-loai-hinh-1
Hình H.1

Khi ta kẹp hai mỏ kẹp vào hai đầu một đoạn dây đồng, một đoạn dây thép, một đoạn dây nhôm… thì đèn sáng như hình H.2.

bai-20-chat-dan-dien-va-chat-cach-dien-dong-dien-trong-kim-loai-hinh-2
Hình H2

Khi ta kẹp hai mỏ kẹp vào hai đầu một đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện, gỗ khô, thanh thủy tinh, sứ….thì đèn không sáng như hình H.3.

bai-20-chat-dan-dien-va-chat-cach-dien-dong-dien-trong-kim-loai-hinh-3
Hình H3

* Kết luận:

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua: Đồng, thép, nhôm…

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua: Sứ, nhựa, thủy tinh, gỗ khô…

- Chất dẫn điện được dùng làm vật liệu để chế tạo các vật dẫn điện, các bộ phận dẫn điện trong các dụng cụ điện.

- Chất cách điện được dùng làm vật liệu để chế tạo vỏ bọc ngoài, vỏ dây dẫn trong các dụng cụ điện.

Quan sát trên hình H.4, bộ phận dẫn điện là lõi dây, bộ phận cách điện là vỏ dây.

bai-20-chat-dan-dien-va-chat-cach-dien-dong-dien-trong-kim-loai-hinh-4
Hình H4

II. Dòng điện trong kim loại

1. Êlectrôn tự do trong kim loại

Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử. Một số êlectrôn trong nguyên tử kim loại có thể thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại, chúng được gọi là các êlectrôn tự do. Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quanh những vị trí cố định.

bai-20-chat-dan-dien-va-chat-cach-dien-dong-dien-trong-kim-loai-hinh-5
Mô hình đơn giản của một đoạn dây kim loại

Các êlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu “-”, chúng mang điện tích âm; Phần còn lại của nguyên tử là những vòng lớn có dấu “+”, chúng mang điện tích dương.

2. Dòng điện trong kim loại

Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng như hình (H.5).

bai-20-chat-dan-dien-va-chat-cach-dien-dong-dien-trong-kim-loai-hinh-6
Hình H5

III. Bài tập luyện tập về chất dẫn điện và chất cách điện của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1. Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây?

  1. Mảnh nilông.
  2. Mảnh nhôm.
  3. Mảnh giấy khô.
  4. Mảnh nhựa.
ĐÁP ÁN

Chọn B.

Êlectrôn tự do có trong mảnh nhôm.

Câu 2. Dòng điện trong kim loại là gì ?

  1. Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng.
  2. Là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
  3. Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
  4. Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
ĐÁP ÁN

Chọn B.

Dòng điện trong kim loại là dòng các electrôn tự do dịch chuyển có hướng.

Câu 3. Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có các điện tích dịch chuyển như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn?

  1. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
  2. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.
  3. Các êlectrôn tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.
  4. Các êlectrôn tự do dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
ĐÁP ÁN

Chọn C.

Các êlectrôn tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.

Câu 4. Chất nào dẫn điện tốt nhất trong số các chất dưới đây:

  1. Nhôm.
  2. Đồng.
  3. Sắt.
  4. Vàng.
ĐÁP ÁN

Chọn B.

Trong các chất đề bài cho thì đồng là chất dẫn điện tốt nhất.

Câu 5. Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?

  1. Than chì.
  2. Nhựa.
  3. Gỗ khô.
  4. Cao su.
ĐÁP ÁN

Chọn A.

Than chì không phải là chất cách điện.

Câu 6. Vật nào dưới đây không cho dòng điện đi qua?

  1. Một đoạn dây nhôm.
  2. Một đoạn dây nhựa.
  3. Một đoạn ruột bút chì.
  4. Một đoạn dây thép.
ĐÁP ÁN

Chọn B.

Một đoạn dây nhựa sẽ không cho dòng điện đi qua.

Câu 7. Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. Các êlectrôn tự do này do đâu mà có?

  1. Do các dây dẫn này bị nhiễm điện khi nhận thêm các êlectrôn.
  2. Do các nguồn điện sản ra các êlectrôn và đẩy chúng dịch chuyển trong các dây dẫn.
  3. Do các êlectrôn này bứt khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn.
  4. Do cả ba nguyên nhân nói trên.
ĐÁP ÁN

Chọn C.

Các êlectrôn tự do trong kim loại là do chúng bức khỏi các nguyên tử kim loại và dịch chuyển tự do.

Câu 8. Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào là sai?

  1. Trong các kim loại có rất nhiều êlectrôn tự do.
  2. Kim loại cho các điện tích dịch chuyển qua nó.
  3. Không khí không bao giờ cho dòng điện đi qua nó.
  4. Sứ là chất cách điện tốt hơn nhựa.
ĐÁP ÁN

Chọn C.

Không khí vẫn có thể cho dòng điện đi qua nó.

Câu 9. Kết luận nào sau đây là đúng?

  1. Chỉ có các kim loại mới là vật liệu dẫn điện.
  2. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
  3. Chất cách điện là chất cho dòng điện đi qua.
  4. Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại có nhiều nguyên tử.
ĐÁP ÁN

Chọn B.

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

Câu 10. Hãy cho biết lõi của dây dẫn điện dùng trong gia đình như hình bên thường được làm bằng chất liệu gì?

  1. Nhựa.
  2. Cao su.
  3. Vàng.
  4. Đồng.
ĐÁP ÁN

Chọn D.

Lõi của các dây dẫn điện trong gia đình thường được làm bằng đồng.


GV: Trần Thị Nguyên

Hệ thống trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 19: Dòng Điện - Nguồn Điện
Bài 21: Sơ Đồ Mạch Điện - Chiều Dòng Điện