Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 7»Điện Học»Bài 25: Hiệu Điện Thế

Bài 25: Hiệu Điện Thế

Lý thuyết bài Hiệu Điện Thế môn Vật lý 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Hiệu điện thế

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

+ Kí hiệu của hiệu điện thế: U

+ Đơn vị đo là vôn, kí hiệu V

+ Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị đo milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV):

1 mV = 0,001 V, 1 kV = 1000 V

II. Vôn kế

Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.

+  Trên mỗi vôn kế có ghi chữ V (đơn vị đo vôn).

+  Trên mặt đồng hồ có ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của mỗi vôn kế.

+ Vôn kế có thể dùng kim chỉ thị hoặc hiện số.

bai-25-hieu-dien-the-1

III. Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở

Kí hiệu của vôn kế:  bai-25-hieu-dien-the-2

Với mạch điện như hình vẽ ta có sơ đồ mạch điện tương ứng

bai-25-hieu-dien-the-3

Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có sơ đồ như trên ta tiến hành như sau:

+ Kiểm tra xem vôn kế có giới hạn đo có phù hợp với hiệu điện thế cần đo hay không?

+ Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim vôn kế chỉ đúng vạch số 0.

+ Mắc chốt (+) của vôn kế với cực dương của nguồn điện, chốt âm (-) của vôn kế với cực âm của nguồn điện .

+ Công tắc bị ngắt, mạch hở, đợi cho kim vôn kế đứng yên, đọc và ghi giá trị hiệu điện thế.

+ Thay đổi nguồn điện để thu được các giá trị khác nhau của hiệu điện thế.

IV. Bài tập luyện tập hiệu điện thế của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1. Người ta dùng vôn kế mắc vào hai cực của nguồn điện để đo

A. lượng điện tích của nguồn điện.                                

B. hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

C. sự mạnh, yếu của nguồn điện.

D. cường độ dòng điện qua nguồn điện.

Câu 2. Hiệu điện thế có giá trị 2,5 V khi được đổi sang đơn vị milivôn có giá trị là

A. 0,25 mV.

B. 0,0025 mV.         

C. 250 mV.             

D. 2500 mV.

Câu 3. Hiệu điện thế có giá trị 1250 mV khi được đổi sang đơn vị vôn có giá trị là

A. 125 V.

B. 1,25 V.               

C. 12,5 V.               

D. 0,0125 V.

Câu 4. Số vôn ghi trên 1 pin vuông là 9 V. Trong các vôn kế có giới hạn đo sau đây, dùng vôn kế nào để đo hiệu điện thế trên là phù hợp nhất?

A. 3 V.

B. 6 V.                    

C. 12 V.                  

D. 220 V.

Câu 5. Đơn vị đo của hiệu điện thế là

A. héc.

B. đêxiben.              

C. vôn.                    

D. ampe.

Câu 6. Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế hai cực của nguồn điện, cách mắc nào sau đây là đúng?

A. Mắc nối tiếp vôn kế với nguồn điện.

B. Mắc chốt dương (+) của vôn kế vào cực âm của nguồn.

C. Mắc chốt dương (+) của vôn kế vào cực dương của nguồn và chốt âm (-) của vôn kế vào cực âm của nguồn.

D. Mắc chốt âm (-) của vôn kế vào cực dương của nguồn.

Câu 7. Trong trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế khác 0?

A. Giữa hai cực của một pin còn mới.

B. Giữa hai đầu một bóng đèn chưa mắc vào mạch.

C. Giữa hai cực của một nam châm.

D. Giữa hai đầu của một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn.

Câu 8. Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,5 V để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện chưa mắc vào mạch. Cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng.

A. 5,2 V.

B. 6,0 V.                 

C. 4,8 V.                 

D. 5,6 V.

Câu 9. Hình nào sau đây thể hiện đúng cách mắc của vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn?

A. Hình 1.

B. Hình 2.               

C. Hình 3.               

D. Hình 4.

Câu 10. Một vôn kế khi đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện có mặt đồng hồ và kim chỉ thị như hình vẽ. Hãy cho biết giá trị hiệu điện thế đo được ở trường hợp này?

A. 6,5 V.

B. 6,4 V.                 

6,4 mV.

D. 6,8 V.

V. Hướng dẫn giải bài tập luyện tập hiệu điện thế

ĐÁP ÁN

Câu 1: Chọn B.

    + Khi mắc vôn kế vào hai cực của nguồn điện, lúc này dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Câu 2: Chọn D.

    + 2,5 V = 2500 mV.

Câu 3: Chọn B.

    + 1250 mA = 1,25 A.

Câu 4: Chọn C.

    + Dùng vôn kế có giới hạn đo 12 V là phù hợp để đo hiệu điện thế 9 V.

Câu 5: Chọn C.

    + Đơn vị của hiệu điện thế là Vôn.

Câu 6: Chọn C.

    + Khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế hai cực của nguồn. Mắc chốt dương (+) của vôn kế vào cực dương của nguồn và chốt âm (-) của vôn kế vào cực âm của nguồn.

Câu 7: Chọn A.

    + Giữa hai đầu của nam châm, cuộn dây để riêng và bóng đèn chưa nối vào mạch điện thì không có hiệu điện thế.

Câu 8: Chọn B.

    + Vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,5 V thì kết quả thu được khi đo là bội số nguyên của 0,5.

Câu 9: Chọn A.

    + Hình 1 có cách mắc đúng

Câu 10: Chọn B.

    + Vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V.

    + Số chỉ của kim vôn kế cho biết giá trị đo là 6,4 V.

  


Giáo viên biên soạn : Trần Thị Nguyên

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 24: Cường Độ Dòng Điện
Bài 26: Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dụng Cụ Điện