Picture of the author
Picture of the author
STL Vật Lý 8»Cơ học»Bài 15: Công Suất

Bài 15: Công Suất

Lý thuyết bài công suất vật lý 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Máy nào mạnh hơn (làm việc khỏe hơn)?

Để biết người nào hay máy nào làm việc khỏe hơn (thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

II. Công suất

Công suất được tính bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

bai-15-cong-suat-hinh-1

Trong đó:

  • A: công thực hiện (J)
  • t: thời gian thực hiện công (s)
  • P: công suất (W)

bai-15-cong-suat-hinh-2

Chú ý:

  • 1 kW (kilowatt) = 1000 W
  • 1 MW (megawatt) = 1000 W = 1000000 W
  • 1 HP (mã lực theo Anh) ≈ 746 W
  • 1 CV (mã lực theo Pháp) ≈ 736 W

Ý nghĩa:

Một động cơ diesel 2500 W cho biết trong 1 giây động cơ thực hiện được một công là 2500 J.

III. Phương pháp giải các dạng bài tập công suất thường gặp

1. Tính công suất của các vật

Công thức tính công suất:

  (t tính bằng s)

P = F.v (v tính bằng m/s)

Các công thức liên hệ khác:

  • Tốc độ trong chuyển động đều:  
  • Lực tác dụng vào vật chuyển động:  

2. So sánh công suất của các vật

Cần thực hiện các bước sau:

Xác định công suất của các vật (tính theo công thức hoặc xác định từ đề bài).

Đổi về cùng đơn vị tính:

1 W = 1 J/s

1 kW = 1000 W

1 MW = 1000 kW = 106 W

1 HP (mã lực Anh) = 746 W

1 CV (mã lực Pháp) = 736 W

So sánh công suất của các vật và kết luận:

  • P 1 > P 2: Vật 1 thực hiện công nhanh hơn vật 2 (vật 1 “khỏe” hơn vật 2).
  • P 1 < P 2: Vật 1 thực hiện công chậm hơn vật 2 (vật 1 “yếu” hơn vật 2).

Chú ý: Khi so sánh công suất của hai vật có thể lập tỉ số giữa P 1 và P 2 rồi rút ra kết luận.


IV. Bài tập luyện tập về công suất của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1: Công suất là:

  1. Công thực hiện được trong một giây.
  2. Công thực hiện được trong một ngày.
  3. Công thực hiện được trong một giờ.
  4. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
ĐÁP ÁN

Chọn D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.


Câu 2: Biểu thức tính công suất là:

  1. P =  A.t
  2. P =  
  3. P =  
  4. P = At
ĐÁP ÁN

Chọn B. P =  


Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?

  1. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
  2. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
  3. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t.
  4. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.
ĐÁP ÁN

Chọn A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.


Câu 4: Một bạn học sinh đi xe đạp trên mặt đường nằm ngang từ nhà đến trường với lực kéo xe là 50 N trong thời gian 10 phút. Biết khoảng cách từ nhà đến trường là 1,8 km. Tính:

  1. Công do bạn học sinh tạo ra.
  2. Công suất của bạn học sinh theo đơn vị kW.
ĐÁP ÁN

Đổi s = 1,8 km = 1800 m; t = 10 min = 600 s.

  1. Công do bạn học sinh tạo ra: A = F.s = 90000 (J)
  2. Công suất của bạn học sinh: = 150 (W) = 0,15 (kW)

Câu 5: Thang máy là dụng cụ khá phổ biến hiện nay, giúp việc vận chuyển người và hàng hóa thuận tiện hơn. Giả sử thang máy có khối lượng 500 kg và đang chở 10 người, mỗi người có khối lượng 60 kg, đi lên cao 20 m hết 40 giây.

  1. Tính trọng lượng của người và thang máy.
  2. Tính công của động cơ thang máy.
  3. Tính công suất của động cơ thang máy.
ĐÁP ÁN
  1. Trọng lượng của người và thang máy: P = Pngười + Pthang = 10mngười + 10.10mthang = 11000 (N)
  2. Công của động cơ thang máy: A = P.h = 220000 (J)
  3. Công suất của động cơ thang máy: = 5500 (W)

    Câu 6: Mẹ Lan có khối lượng 52 kg đi lên cầu thang. Mẹ di chuyển từ mặt đất đi lên cầu thang ở độ cao 8 m trong thời gian 1 min

    1. Cầu thang thuộc dạng máy cơ đơn giản nào?
    2. Tính công suất của mẹ Lan và cho biết mẹ Lan di chuyển lên cầu thang với tốc độ là bao nhiêu?
    ĐÁP ÁN

    Đổi t = 1 min = 60 s.

    1. Cầu thang thuộc dạng máy cơ đơn giản là mặt phẳng nghiêng.
    2. Công mẹ Lan thực hiện: A = P.h = 10.m.h = 4160 (J)

    Công suất của mẹ Lan:  ≈ 69,33 (W)

    Tốc độ di chuyển của mẹ Lan: P = P.v ⇒ v ≈ 0,13   (m/s)




    GIÁO VIÊN: PHÙ THỊ TIẾN

    TRƯỜNG THCS - THPT NGUYỄN KHUYẾN

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

    Bài 14: Định Luật Về Công
    Bài 16: Cơ Năng