Động từ tình thái là gì và các loại động từ tình thái thường gặp

( VOH ) - Động từ tình thái là một trong những trợ động từ trong tiếng Anh, dùng để biểu thị quan hệ chủ quan của một câu nói hay một hiện thực khách quan.

Chúng được dùng trước các động từ ở hình thức nguyên mẫu (bare infinitive) của một động từ khác để chỉ khả năng, sự chắn chắn, sự cho phép, nghĩa vụ, … Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về động từ tình thái nhé.

ĐỘNG TỪ TÌNH THÁI (MODAL VERBS)

  1. Đặc điểm chung:

Khi kết hợp với ngôi thứ 3 số ít ở thì hiện tại đơn, chúng ta sẽ không thêm -s/-es vào động từ tình thái.

E.g.:

  • He can ride a bike. (Anh ấy có thể chạy xe đạp)
    [KHÔNG viết là: He cans ride a bike]

Không dùng trợ động từ do trong câu hỏi, câu phủ định, câu hỏi đuôi và câu trả lời ngắn.

E.g.:

  • Can he ride a bike? (Anh ấy có thể chạy xe đạp không?)
    [KHÔNG viết là: Does he can ride a bike]
  • He can’t ride a bike. (Anh ấy không thể chạy xe đạp)
    [KHÔNG viết là: He doesn’t can ride a bike]

Không có hình thức nguyên thể (to can) và hình thức phân từ (canning / canned). Khi cần, chúng ta phải thay thế bằng những từ khác.

E.g.:

  • She would like to be able to talk to the president one day. (Cô ấy muốn 1 ngày nào đó có thể nói chuyện với ngài chủ tịch)
    [KHÔNG viết là: to can talk]
  • We are going to have to return home before 11 p.m. (Chúng ta sẽ phải trở về nhà trước 11h đêm
    [KHÔNG viết là: are going to must]

voh.com.vn-modal-verb

  1. Các động từ tình thái hay gặp:

CAN (có thể): có hình thức phủ định là CANNOT (CAN’T) và dạng quá khứ là COULD

CAN được dùng để diễn đạt: Khả năng ở hiện tại hoặc tương lai – nói rằng điều gì đó có thể xảy ra hoặc người nào đó có khả năng hoặc cơ hội để làm việc gì.

E.g.:

  • I haven’t got any money today, but I can give you some later.
    (Hôm nay tôi không có tiền, nhưng tôi sẽ cho bạn mượn sau nhé)
  • Vietnam can be rainy between April and October.
    (Việt Nam có thể có mưa từ tháng tư đến tháng mười)
  • She can speak Chinese
    (Cô ấy có thể nói tiếng Hoa)

Sự xin phép và cho phép; CAN’T được dùng để từ chối lời xin phép.

E.g.:

  • Q: Can we use the computer? (Tụi con có thể sử dụng máy tính được không?)
  • A1: Of course, you can. (Tất nhiên là được)
  • A2: No, I’m afraid you can’t. (Mẹ e là không được rồi)

Lời yêu cầu, đề nghị hoặc gợi ý.

E.g.:

  • Can you wait for him for a moment? (Bạn đợi ông ấy một lát nhé)
    🡪 yêu cầu
  • Can I carry this box for you? (Tôi giúp bạn mang cái thùng này nhé)
    🡪 đề nghị
  • We can have lunch at the restaurant opposite our company. (Chúng ta có thể ăn trưa ở nhà hang đối diện công ty)
    🡪 gợi ý

Chúng ta có thể dùng CAN’T để diễn tả sự chắc chắn về 1 việc không thể xảy ra ở hiện tại.

E.g.:

  • My sister can’t know how to ride a motorbike because she’s never been on one.
    (Em gái tôi không thể nào biết chạy xe máy được vì em ấy chưa từng đi chạy xe máy)

COULD (có thể): có hình thức phủ định là COULD NOT (COULDN’T). Could vừa là hình thức quá khứ của CAN, vừa là trợ động từ tình thái.

COULD là hình thức quá khư của CAN, được dùng để diễn đạt khả năng ở quá khứ.

E.g.:

  • My brother could ride a bike when he was very small. 
    (Em trai tôi có thể chạy xe đạp từ hồi bé xíu)
  • It’s the place where the accident could happen.
    (Đó là nơi mà vụ tai nạn có thể đã xảy ra)

COULD là trợ động từ tình thái, được dùng để diễn đạt

Điều gì đó có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, nhưng không chắc chắn.

E.g.:

  • Q: Why is Tom absent today? (Sao hôm nay Tom không đi học vậy?)
  • A: He could be sick. (Chắc là bạn ấy bệnh)

Sự xin phép; COULD lễ phép và trịnh trọng hơn CAN. Nhưng không dùng COULD/COULDN’T để diễn tả sự cho phép hoặc từ chối lời xin phép.

Lời yêu cầu lịch sự (lịch sự và trang trọng hơn CAN) hoặc để đưa ra lời đề nghị, gợi ý.

Lưu ý: 

CAN và COULD thường được dùng với động từ chỉ nhận thức hoặc tri giác như: see, smell, feel, hear, taste, understand, remember, …, để diễn đạt sự việc ở 1 thời điểm cụ thể nào đó.

E.g.:

  • When we were going upstairs, we could smell something burning in the kitchen.
    (Khi chúng tôi đang đi lên lầu, chúng tôi có thể ngửi thấy mùi khét trong nhà bếp)

BE ABLE TO có thể được dùng để thay cho CAN và COULD.

E.g.:

  • I can / am able to read a lot of books in a very short time.
    (Tôi có thể đọc nhiều sách trong 1 khoảng thời gian ngắn)
  • We will be able to live on Mars in the future.
    (Trong tương lai, chúng ta có thể sống trên sao hỏa)
  • They weren’t able to swim 5 years ago.
    (Cách đây 5 năm, họ không thể bơi)

MAY và MIGHT (có lẽ, có thể): MAY có hình thức phủ định là MAY NOT (MAYN’T: rất ít được sử dụng). MIGHT có hình thức phủ định là MIGHT NOT (MIGHTN’T)

MAY và MIGHT được dùng để diễn đạt điều gì đó có thể là thật hoặc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

E.g.: 

  • It may / might be a cat. 
    (Có thể đó là một con mèo)
  • Ann isn’t feeling well, so she may / might not attend tomorrow’s party.
    (Ann đang cảm thấy không khỏe, vì thế có lẽ cô ấy không thể tham gia bữa tiệc ngày mai)

Trong trường hợp này , MIGHT không được dùng như dạng quá khứ của MAY. Cả MAY và MIGHT đều được dùng để nói về hiện tại hoặc tương lai, nhưng MIGHT ít khẳng định hơn MAY.

MAY và MIGHT được dùng để xin phép, có tính chất trang trọng, lễ phép hơn CAN và COULD. 

MIGHT ít được dùng trong văn nói, chủ yêu dùng trong cấu trúc câu hỏi gián tiếp.

E.g.:

  • May I have some drink? (Tôi uống nước được không?)
  • I wonder if I might turn on the air conditioner. (Tôi có thể mở máy điều hòa được không?)
    🡪 Rất trịnh trọng, nhưng nghe tự nhiên hơn MIGHT I HAVE…

MAY được dùng để chỉ sự cho phép; MAY NOT được dùng để từ chối lời xin phép hoặc chỉ sự cấm đoán.

E.g.:

  • Students may not use the staff elevators. 
    (Học sinh không thể sử dụng thang máy của cán bộ nhà trường được)

MAY được dùng trong những lời cầu chúc trang trọng (không dùng MIGHT)

E.g.:

  • May all the best wishes come to you and your family.
    (Chúc bạn và gia đình những điều tốt đẹp nhất)

MAY không được dùng trong câu hỏi trực tiếp để diễn đạt khả năng có thể diễn ra điều gì, nhưng có thể dùng ở câu hỏi gián tiếp.

E.g.:

  • Do you think you may go camping this summer?
    (Bạn có nghĩ là bạn có thể đi cắm trại không?)

MUST (phải): có hình thức phủ định là MUST NOT (MUSTN’T). MUST được dùng để diễn đạt sự cần thiết, hoặc sự bắt buộc ở hiện tại và tương lai.

E.g.:

  • Plants must get enough light and water.
    (Cây cối phải có đủ ánh sang và nước)
    🡪 sự cần thiết
  • You must do the homework.
    (Các em phải làm bài tập về nhà)
    🡪 sự bắt buộc

Đưa ra lời khuyên hoặc lời yêu cầu được nhấn mạnh.

E.g.:

  • She’s a really friendly girl. You must see her.
    (Cô ấy cực kì thân thiện. Bạn nên gặp cô ấy)

Đưa ra một suy luận hợp lý và chắc chắn.

E.g.:

  • Why isn’t Ann here? (Sao Ann không ở đây?)
  • Ann had a temperature yesterday. She must be sick.
    (Hôm qua Ann bị sốt, chắc cô ấy bệnh rồi)

MUST NOT / MUSTN’T được dùng để chỉ sự cấm đoán – nói rằng điều gì đó là không nên làm, hoặc bảo ai không được làm điều gì.

E.g.:

  • It’s a secret. You mustn’t tell anyone.
    (Đây là bí mật. Bạn không được nói điều này với ai)

WILL (sẽ): có hình thức phủ định là WILL NOT (WON’T) và có dạng quá khứ là WOULD. WILL được dùng để diễn đạt hoặc dự đoán về sự việc, tình huống sẽ xảy ra trong tương lai.

E.g.:

  • We will receive his letter tomorrow.
    (Chúng ta sẽ nhận được thư của anh ấy vào ngày mai)
  • It will be rainy tonight.
    (Tối nay trời sẽ mưa)

Dự đoán về hiện tại.

E.g.:

  • Don’t phone him. He’ll be at the meeting by this time.
    (Đừng gọi điện cho anh ấy. Giờ chắc anh ấy đang họp)

Đưa ra một quyết định ngay lúc đang nói.

E.g.:

  • I’m too hungry. I’ll find something to eat.
    (Tôi đói quá. Tôi sẽ tìm cái gì đó để ăn)

Chỉ sự sẵn lòng, sự quyết tâm.

E.g.:

  • You look tired. I’ll help you with the housework.
    (Trông mẹ mệt quá. Con sẽ giúp mẹ làm việc nhà nhé.)

Diễn đạt lời đe dọa, lời hứa.

E.g.:

  • Leave now or I’ll call the police.
    (Đi đi nếu không tôi sẽ gọi cảnh sát đấy)

I will dùng để đưa ra lời đề nghị; you will dùng để ra lệnh.

E.g.:

  • I’ll sweep the floor.
    (Tôi sẽ quét nhà nhé)
  • You will follow the instructions.
    (Bạn phải làm theo những hướng dẫn này)

Will you … (please) được dùng để yêu cầu 1 cách lịch sự.

E.g.:

  • Will you lend me a pencil, please?
    (Bạn cho tôi mượn cây viết chì được không?)

Will / Won’t you …? được dùng để diễn đạt lời đề nghị hoặc lời mời.

E.g.:

  • Will you have some tea? 
    (Chị uống trà nhé?)

WOULD (sẽ): có hình thức phủ định là WOULD NOT (WOULDN’T). Là dạng quá khứ của WILL trong lối nói gián tiếp. WOULD được dùng sau động từ tường thuật ở quá khứ trong câu gián tiếp.

E.g.:

  • He said that he would come on time.
    (Anh ấy nói anh ấy sẽ đến đúng giờ)

Diễn tả một giả định ở quá khứ hay dự đoán về một tình huống có thể xảy ra.

E.g.:

  • It would be fun to throw a pool party.
    (Làm 1 bữa tiệc ở hồ bơi chắc là vui lắm)

Diễn tả một thói quen trong quá khứ.

E.g.:

  • He would get up early and go walking every morning when he lived in the countryside.
    (Hồi anh ấy còn sống ở quê, anh ấy thường thức dậy sớm và đi bộ mỗi buổi sáng)

Dùng trong lời yêu cầu, lời đề nghị lịch sự (trang trọng hơn WILL).

SHALL (sẽ): chỉ được dùng cho ngôi thứ nhất (I shall, We shall). SHALL có hình thức phủ định là SHALL NOT (SHAN’T) và hình thức quá khứ là SHOULD.

Diễn đạt hoặc dự đoán một sự việc hoặc tình huống sẽ xảy ra trong tương lai.

E.g.:

  • We shall know the result next week.
    (Tuần sau chúng ta sẽ nhận được kết quả)

Được dùng chủ yếu trong câu hỏi để xin ý kiến hoặc lời khuyên.

E.g.:

  • Where shall we go now?
    (Tụi mình đi đâu bây giờ)

Shall I …? dùng trong câu đề nghị

E.g.:

  • Shall I do the shopping for you?
    (Con đi mua sắm giúp mẹ nhé?)

Shall we …? dùng trong câu gợi ý

E.g.:

  • Shall we go fishing this weekend?
    (Cuối tuần này tụi mình đi câu cá nhé?)

SHOULD (phải; nên): có hình thức phủ định là SHOULD NOT (SHOULDN’T). SHOULD (sẽ) là hình thức quá khứ của SHALL, được dùng trong câu tường thuật và trong cấu trúc “tương lai ở quá khứ”.

E.g.: 

  • I told her I should / would be about 10 minutes late.
    (Tôi đã nói cô ấy mẹ là tôi sẽ đến trễ khoảng 10 phút.)

SHOULD (phải, nên): là động từ tính thái được dùng để:

Chỉ sự bắt buộc hoặc bổn phận, nhưng nghĩa của SHOULD không mạnh bằng MUST.

E.g.:

Registration form should be submitted before the end of the month.

(Đơn đăng kí phải được nộp trước cuối tháng)

 Đưa ra lời khuyên hoặc ý kiến.

E.g.:

  • You look so pale. You should go to see the doctor.
    (Trông cô xanh xao quá, cô nên đi khám bệnh đi.)

Xin lời khuyên, ý kiến hoặc lời hướng dẫn.

E.g.:

  • What should I do next?
    (Tôi nên làm gì tiếp theo đây?)

Suy đoán hoặc kết luận điều gì đó có thể sẽ xảy ra (người nói mong đợi điều đó xảy ra).

E.g.:

  • He hasn’t been studying lately, so she should fail the exam.
    (Thằng bé chẳng học hành gì cả, nên chắc nó sẽ thi rớt) 

OUGHT (nên): có hình thức phủ định là OUGHT NOT (OUGHTN’T).  Sau OUGHT là động từ nguyên mẫu có to (to infinitive). OUGHT được dùng tương tự như SHOULD để chỉ sự bắt buộc hoặc bổn phận. (Nghĩa của OUGHT tương tự như SHOULD và không mạnh bằng MUST)

E.g.:

  • You ought to tell the truth.
    (Anh nên nói sự thật đi)

Đưa ra lời khuyên hoặc kiến nghị.

Dự đoán điều gì có thể xảy ra (vì điều đó hợp logic hoặc thông thường)

HAD BETTER (nên): có hình thức phủ định là HAD BETTER NOT và hình thức câu hỏi là HAD + S + BETTER. HAD BETTER được dùng để đưa ra lời khuyên, hoặc bảo rằng người nào đó nên hoặc không nên làm điều gì trong một tình huống nào đó.

E.g.:

  • It’s going to rain. You had better bring along your raincoat.
    (Trời sắp mưa đấy. Bạn nên đem theo áo mưa nhé)

Với nghĩa tương tự với should, nhưng không hoàn toàn giống nhau. 

HAD BETTER chỉ được dùng cho tình huống cụ thể, và có nghĩa mạnh hơn SHOULD và OUGHT (người nói nhận thấy hành động đó là cần thiết và mong đợi hành động sẽ được thực hiện)

SHOULD có thể được dùng trong tất cả các tình huống khi đưa ra lời khuyên hoặc ý kiến.

E.g.:

  • I think all the drivers should wear seat belts. (Tôi nghĩ tất cả tài xế nên thắt dây an toàn)
    [KHÔNG nói: …the drivers HAD BETTER wear…]

Trên đây, chúng ta đã đi qua kiến thức cơ bản về động từ tình thái cũng như cách dùng của 10 động từ tình thái thường gặp. Mình mong là bài học này đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và thú vị.  

Nội dung được thực hiện bởi Ms. Ngọc Ruby -  Trung tâm Anh Ngữ HP Academy
Trung tâm Anh Ngữ HP Academy.
Địa chỉ:
 134 Trần Mai Ninh, phường 12, quận Tân Bình, TP. HCM
Số điện thoại: 0909 861 911 
Email: hpacademy.vn@gmail.com 
Mệnh đề đi sau 'wish' và 'if only' khiến bạn nhức đầu thật ra rất đơn giản: Một trong cấu trúc gây nhầm lẫn nhiều nhất là cấu trúc câu mong ước ‘wish’ và ‘if only’ và chúng ta sẽ ‘đập tan’ rắc rối này với bài học hôm nay.
Kiến thức căn bản về câu điều kiện trong tiếng AnhCâu điều kiện là một điểm ngữ pháp vô cùng quan trọng trong tiếng Anh mà bạn phải thông thạo.