Đêm hội Nguyên Tiêu của đồng bào người Hoa

(VOH) - Đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, bắt đầu từ 12 âm lịch đến rằm tháng Giêng, lễ hội Nguyên Tiêu của đồng bào người Hoa đã diễn ra trong không khí ấm áp của tiết trời những ngày đầu Xuân. Và đêm qua, rằm tháng Giêng, bà con người Hoa trên địa bàn Quận 5, Quận 6 đã tưng bừng vui đón đêm hội Nguyên Tiêu xuân Kỷ Sửu.

Đêm hội Nguyên Tiêu của đồng bào người Hoa

(VOH) - Đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, bắt đầu từ 12 âm lịch đến rằm tháng Giêng, lễ hội Nguyên Tiêu của đồng bào người Hoa đã diễn ra trong không khí ấm áp của tiết trời những ngày đầu Xuân. Và đêm qua, rằm tháng Giêng, bà con người Hoa trên địa bàn Quận 5, Quận 6 đã tưng bừng vui đón đêm hội Nguyên Tiêu xuân Kỷ Sửu.

Bắt đầu từ chiều tối trên các nẻo đưòng nối dài từ trung tâm văn hóa Quận 5, bà con đã nô nức ra đường chiêm ngưỡng đoàn diễu hành xe hoa đăng với hơn 400 diễn viên hóa trang thể hiện phong tục tập quán đa dạng của các nhóm ngôn ngữ người Hoa, kết hợp với những màn biểu diễn ân sư rồng độc đáo....

Tại sân khấu chính ở trung tâm văn hóa Quận 5, mới hơn 7 giờ tối, người dân cũng đã kéo đến chật kín để thưởng thức chương trình ca múa nhạc đặc sắc trong đớ không thể thiếu là những tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân ca và múa truyền thống của người Hoa. Xen kẻ vào đó 1à các trò chơi dân gian như thi đố đèn, câu cá vàng, gieo tú cầu....

Cùng với ca múa nhạc, trò chơi dân gian, biểu diễn lân sư rồng thì trong đêm hội Nguyên Tiêu năm nay, các họa sĩ trong câu bạc bộ mỹ thuật Quận 5 đã biểu diễn sáng tác ngay tại chỗ một bức thư pháp tập thể với tên gọi “Bách phước đồ” trước đông đảo khách thưởng ngoạn. Họa sĩ Trương Hán Minh - Hội trưởng hội mỹ thuật người Hoa TPHCM đã cho biết ý nghĩa đặc biệt của bức thư pháp này:

Vui, phấn chấn ... đó là tâm trạng chung của mọi người khi đến tham gia đêm hội này. Chúng ta hãy nghe lời bộc bạch sau đây của bà Nguyễn Thị Song - 60 tuổi và bà Gia Muội - 70 tuổi:

Một bạn trẻ nhà phường 7, quận 5 cũng đã chia sẻ cảm xúc với chúng tôi:

Hòa cùng những hoạt động văn hóa sôi nổi vừa diễn ra trong Tết Nguyên đán thì đêm qua, người dân TP nói chung và đồng bào người Hoa nói riêng lại được thưởng thức một lễ hội đặc biệt mừng tiết trăng tròn đầu tiên của năm mới. Lễ hội Nguyên Tiêu từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Hoa, đây cũng là dịp để mọi người cầu mong “mưa thuận gió hòa”, “quốc thái dân an” cùng chúc nhau lời chúc tốt lành mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mong mọi sự tốt lành sẽ đến với mình trong năm Kỷ Sửu này.

Cũng vào tối hôm qua - rằm tháng giêng - tại Thiền viện Vạn Hạnh (quận Phú Nhuận) đã diễn ta đêm thơ Nguyên Tiêu hưởng ứng ngày thơ Việt Nam lấn thứ 7 và bế mạc đợt triển lãm đặc biệt “Thơ ơi cùng chảy nhé” được tổ chức suốt tuần qua.

Đợt triển lãm “Thơ ơi cùng chảy nhé” gồm 1.000 tập thơ của các nhà thơ VN xuất bản từ trước đến nay, được trưng bày bằng các hình thức sắp đặt và giới thiệu chân dung trên đá, trên gốm ... đã thu hút hàng ngàn lướt khách yêu thơ. Có thể xem đây là cuộc triển lãm về thơ tại TPHCM đặc biệt nhất và quy mô nhất từ trước đến nay. Riêng tại đêm thơ Nguyên tiêu tối qua, các nhà thơ đã có dịp trình bày các bài thơ tâm đắc nhất của mình và giao lưu cùng khán giả yêu thơ. Không khí đêm thơ chính vì vậy mà rất nồng ấm và chan hòa.

Dịp này, Nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM cũng đã cho phát hành tập thơ “Thơ ơi củng chảy nhé” với sự phối hợp cùng Thiền niện Vạn Hạnh và chùa Lá - Gò Vấp.

Nhất Hương - Hoàng Dũng