Sân khấu xã hội hóa – đã và đang khẳng định mình

(VOH) - Lễ trao giải thưởng các tác phẩm sân khấu năm 2010 vừa khép lại nhưng lại mở ra khá nhiều câu hỏi và bài tóan hóc búa cho những người làm sân khấu. Giải thưởng tăng lên đáng kể nhưng trong số gần 50 tác phẩm đoạt giải đó liệu có bao nhiêu tác phẩm đã thật sự đi vào lòng công chúng.

Qua 2 hội diễn sân khấu kịch nói - cải lương tại Tp HCM và hội diễn tuồng chèo dân ca kịch diễn ra tại Quảng Ninh -Đà Nẵng trong năm 2009 đã trả lời rằng là quá ít. Dường như Chỉ có những vở diễn của các sân khấu theo mô hình xã hội hóa là đang tự làm mới mình và không ngừng vận động để bắt kịp nhịp giải trí vốn rất đa dạng như hiện nay  Phó chủ tịch hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam – nhà biên kịch Lê Duy Hạnh cũng khẳng định hướng đi của sân khấu xã hội hóa là một hướng đi tích cực với những minh chứng rất cụ thể và sống động qua chất lượng các vở diễn cũng như tỉ lệ sáng đèn hằng đêm của các sân khấu này tại Tp HCM – còn các sân khấu công lập dường như vẫn đang e dè trong cách đổi mới.

Chúng ta vẫn nó với nhau rằng cánh màn sân khấu ngày càng khép mình lại nhiều hơn ,dường như nó đang tụt lại phía sau so với nhịp sống hiện đại, tác phẩm dựng lên nhưng không thấy sự đồng thuận từ khán giả - vậy vấn đề đặt ra là ở đâu? Phải chăng các sân khấu công lập đang ngủ quên trong cái hào quang sân khấu của những thập niên trước. Vẫn đang ỷ lại vào nguồn kính phí của nhà nước rót đều hằng năm mà uể ỏai trong từng khâu sáng tạo, ngại ngùng lột xác, không như những sân khấu xã hội hóa vẫn đang làm đó là: đặt giá trị nghệ thuật và thị hiếu khán giả lên vị trí ngang nhau.

 Naoê (Quốc Thái) và Noriko (Tuyết Mai) trong Mùa đông cuối cùng - Ảnh: Phước Quang- Tuổi Trẻ

Điểm qua các sân khấu kịch xã hội hóa tại Tp HCM hiện nay thì hầu hết đều đã bắt kịp nhu cầu giải trí của khán giả , có thể kể đến một vài sân khấu đang được xem là “ thương hiệu” như: sân khấu kịch Hồng Vân với tỉ lệ vở mới được dàn dựng hàng năm khá cao, những tác phẩm mà bà bầu Hồng Vân thai nghén đều là những tác phẩm không chỉ đạt chuẩn về giá trị nghệ thuật mà còn có một sức hút thật đặc biệt đối với những ai yêu kịch tại Tp HCM. Hay như sân khấu kịch Idecaf của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn với những tác phẩm định hướng rõ ràng cho cả chính kịch, hài kịch và kịch thiếu nhi. Phước Sang cũng là một trong những ông bầu mát tay khi cùng lúc quản lý ba sân khấu xã hội hóa là Nam Quang, Đại Đồng, sân khấu tấu hài 135 đều ăn nên làm ra. Nụ Cười mới dưới bàn tay quản lý của diễn viên đạo diễn Hữu Lộc đã và đang là một cái tên được nhiều khán giả Tp HCM yêu mến. Sân khấu kịch 125 thuộc công ty Quảng Cáo Sài Gòn Phẳng và sân khấu Hoàng Thái Thanh của Ái Như – Thành Hội cũng đang hòa nhập vào không khí sôi động của kịch Tp dù được thành lập cách đây không lâu. Vậy những ông bà bầu đang quản lý các sân khấu này, họ đã làm như thế nào để mang về những thành công như vậy, bà bầu Hồng Vân chia sẻ:


Với những định hướng rõ ràng ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã mang về nhiều thành công cho sân khấu Idecaf:
Dù ra đời cách đây không lâu nhưng sân khấu Hòang Thái Thanh của đôi nghệ sĩ Ái Như – Thành Hội cũng đang dần đi vào quỹ đạo chung của đời sống kịch tại Tp HCM. Đạo diễn – NSƯT Thành Hội cho rằng việc nắm bắt thị hiếu của khán giả là yếu tố vô cùng quan trọng:
Trong lúc các sân khấu xã hội hóa vẫn đang vô cùng sôi động và có xu hướng “nở nồi” ở miền nam (như cách mà những người làm sân khấu vẫn nói) thì ở miền bắc và miền trung - việc xã hội hóa dường như vẫn còn giậm chân tại chỗ. Hay nói đúng hơn là chưa thấy một sân khấu xã hội hóa nào từ hai khi vực này sôi động như tại Tp HCM. Phải chăng khán giả ở đây không mặn mà với sân khấu và lại càng không bén duyên với sân khấu xã hội hóa vì giá vé quá cao so với thu nhập của họ, hay còn do những nguyên nhân nào khác mà những sân khấu này chưa dám mạnh dạn lột xác như các sân khấu xã hội hóa.

Đứng từ góc độ của người quản lý và là chủ tịch hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam – Thứ trướng bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – NSND Lê Tiến Thọ cho rằng:

Khẳng định sự thành công của các sân khấu xã hội hóa nhưng không có nghĩa là phủ định vai trò của các sân khấu công lập, vì trên thực tế bên cạnh việc đảm bảo sáng đèn hằng đêm thì các sân khấu công lập còn thực hiện nhiệm vụ chính trị, diễn phục vụ cho bà con vùng sâu vùng xa. Nhưng giá như các sân khấu công lập đổi mới hơn một chút, đến gần hơn với nhu cầu thưởng thức của khán giả hơn một chút như các sân khấu xã hội hóa đã làm thì không có lý do gì mà khán giả lại xa rời sân khấu.
Như những gì mà các sân khấu xã hội hóa tại Tp HCM đạt được trong thời gian qua đã khẳng định lại một lần nữa đây hòan tòan là một hướng đi tích cực và hiệu quả. Vậy thì vấn đề còn lại là, phải làm sao để mô hình này thật sự lan tỏa và hiệu quả trên tất cá các sân khấu chứ không chỉ riêng kịch nói ở Tp HCM. Câu trả lời sẽ không đơn giản - nhưng nhìn về thành công mà các sân khấu xã hội hóa tại Tp HCM đã và đang làm được thì chúng ta tin rằng tương lai về một diện mạo khởi sắc của sân khấu là hòan tòan có thể. Chúng tôi xin dành ý kiến của thứ trưởng Lê Tiến Thọ để kết lại bài viết hôm nay.

Ngọc Thu