71% người du lịch Việt Nam sẵn sàng chia sẻ dữ liệu với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

(VOH) - Ngày 20/12, Amadeus Việt Nam ra mắt báo cáo nghiên cứu về người du lịch Việt Nam "Hành trình thấu hiểu “Tôi” - Những gì người du lịch Việt Nam muốn”.

Nghiên cứu nhắm vào vấn đề “Làm thế nào người du lịch Việt Nam có thể tự lên kế hoạch và đặt chuyến đi, vì sao họ lại muốn giữ kết nối với cả thế giới khi đi du lịch, tần suất họ sử dụng các dịch vụ kinh tế chia sẻ và các loại hình công nghệ mới mà họ quan tâm nhất”. 

Kết quả cho thấy có đến 71% người Việt Nam được hỏi cho biết họ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cá nhân để được cá nhân hóa các dịch vụ trải nghiệm. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, nhiệm vụ được đưa ra rất rõ ràng, cá nhân hoá phải được cân đối với vấn đề bảo mật. Họ phải tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng mọi lúc mọi nơi. 

Ngoài việc tuân thủ pháp luật, người làm du lịch còn phải kết nối được những giá trị họ mang lại để người du lịch có thể sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cá nhân. Khi lên kế hoạch cho chuyến đi, người du lịch Việt Nam thường bỏ qua những hình ảnh hào nhoáng của tin quảng bá du lịch hay những lưu trữ trên Instagram của người nổi tiếng.

Thay vào đó, nửa số người được hỏi cho biết bị ảnh hưởng bởi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Phần lớn người du lịch Việt Nam muốn được tư vấn từ lúc chỉ mới cân nhắc đến tận ngày khởi hành. Vì thế, những người làm du lịch phải cân nhắc cẩn thận cách kết nối với họ và có nội dung phù hợp.

34% người du lịch Việt Nam thích nhận thông tin cập nhật và tư vấn về chuyến đi của họ qua e-mail, chỉ có 9% thích được liên lạc qua một ứng dụng dịch vụ tin nhắn. Các tư vấn về đảm bảo sự an toàn của họ luôn là mối quan tâm nhất của người  du lịch Việt Nam (38%), trong khi các mẹo tiết kiệm thời gian thì lại ít phổ biến hơn (16%). 

Ông Lê Việt Cường, Tổng giám đốc Amadeus Vietnam cho biết: "Bản báo cáo của Amadeus cho thấy người du lịch Việt Nam ít quan tâm đến việc tìm kiếm sự quen thuộc tại địa điểm đang đến, chỉ 2% số người khảo sát mong muốn hướng dẫn viên nói ngôn ngữ mà họ hiểu, đối lập với con số 46% trong khu  vực. Hành vi và nhu cầu của mỗi khách du lịch ở các quốc  gia khác nhau và ngành công nghiệp ở mỗi nước phải nắm bắt được điều này.

Kết quả nghiên cứu của Amadeus Việt Nam: