Biện pháp hỗ trợ và cách phát hiện trẻ khó khăn về ngôn ngữ ở trường mầm non

(VOH) - Ngôn ngữ là một phương tiện trong giao tiếp. Tuy nhiên, có những trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ. Vậy làm thế nào để phát hiện trẻ khó khăn về ngôn ngữ?

Ngôn ngữ là phương tiện chính trong giao tiếp, là công cụ giúp con người phát triển tư duy. Giáo dục đặc biệt về ngôn ngữ cho trẻ mầm non được áp dụng ở những trẻ có khó khăn về một trong những hình thức của ngôn ngữ: nghe, nói, viết,...

Đối với những trẻ này, khi sinh ra đều có trí tuệ bình thường tuy nhiên những khó khăn về ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ khi lớn dần lên.

Hạn chế về khả năng giao tiếp, khả năng nhận thức, tư duy tưởng tượng, khả năng hòa nhập với cộng đồng,... Vậy có biện pháp nào có thể giải quyết được tình trạng này? Giáo dục đặc biệt mà các chuyên gia giáo dục xây dựng chính là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ các trẻ khó khăn về ngôn ngữ.

Những biện pháp phát hiện trẻ khó khăn về ngôn ngữ đó là:

  1. Quan sát

Các chuyên gia tâm lý đưa ra một số nhóm dấu hiệu chính như:

  • Dấu hiệu về thính giác: Trẻ khó khăn khi phải nhớ lời hướng dẫn, thường nhầm lẫn những từ ngữ có âm giống nhau, không hoặc khó hiểu khi người khác nói nhanh,...

  • Dấu hiệu về ngữ nghĩa: Hạn chế trong biểu đạt, khó khăn khi nhắc tên các đồ vật, vốn từ khó mở rộng, không tìm ra đúng từ miêu tả đồ vật, không hiểu những từ đa nghĩa,…

  • Dấu hiệu về cú pháp: Thường chỉ dùng câu ngắn và không liền mạch, hay ngắt quãng, tỏ ra lúng túng khi thực hiện cú pháp câu, trật tự từ không đúng,...

  • Dấu hiệu về nhận thức: Khó khăn khi làm việc theo trình tự hoặc một tình huống của câu chuyện, khó ghi nhớ các từ và chậm hiểu các câu hỏi.

  • Dấu hiệu về sử dụng ngôn ngữ: Phản ứng chậm, không hiểu các quy tắc trò chuyện, khó duy trì cuộc trò chuyện với người khác, đưa ra các câu trả lời không phù hợp.

  • Dấu hiệu qua hành vi: Hay giận dữ hơn các trẻ khác, không giải thích được vấn đề cho mọi người xung quanh hiểu, hay đánh nhau với bạn,…

  • Dấu hiệu về phát âm: Thường nhắc lại toàn bộ từ hoặc cụm từ khi nói chuyện với người khác, phát âm kéo dài; có hiện tượng rung các cơ xung quanh miệng và hàm trong lúc nói, thái độ căng thẳng và gắng sức trong khi nói những từ đơn giản nhất định.

voh.com.vn-ho-tro-tre-kho-khan-ve-ngon-ngu-anh-0

Quan sát những dấu hiệu để phát hiện trẻ có khó khă về ngôn ngữ (Nguồn: Internet)

  1. Theo dõi sự phát triển

Sử dụng những công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ từ đó tìm ra được những dấu hiệu nghi ngờ rằng trẻ có gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ nói riêng và phát triển toàn diện nói chung không.

Công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ thường có sẵn các mốc rõ ràng về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

ASQ - Bảng hỏi về giai đoạn và độ tuổi chính là một công cụ điển hình mà giáo viên mầm non thường sử dụng để theo dõi sự phát triển của trẻ trong các giai đoạn.

voh.com.vn-ho-tro-tre-kho-khan-ve-ngon-ngu-anh-1

Theo dõi sự phát triển của bé để tìm ra những dấu hiệu nghi ngờ (Nguồn: Internet)

  1. Phỏng vấn cha mẹ

Ngoài các công cụ theo dõi sự phát triển cũng như những dấu hiệu quan sát thì các câu hỏi phỏng vấn cha mẹ trong bảng câu hỏi sẽ là căn cứ chính xác hỗ trợ việc xác định trẻ khó khăn ngôn ngữ dễ dàng và chính xác hơn.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ có khó khăn về ngôn ngữ để giáo viên và phụ huynh phát hiện kịp thời, từ đó áp dụng các phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ được hiệu quả hơn.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị(VOH) – Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn khi giao tiếp cũng như thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đó, cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ để giúp bé khắc phục.
25 từ cơ bản nhất một đứa trẻ 2 tuổi cần phải biết: (VOH) – Trẻ 2 tuổi có những bước phát triển vượt bậc, bé biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người lớn. Vậy bạn có biết một đứa trẻ 2 tuổi cần phải biết được tối thiểu những từ nào không?