Cuối tháng 3, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 (Trung Quốc) đi vào khí quyển

(VOH) - Vốn được phóng lên quỹ đạo từ cách nay 7 năm, làm nhiệm vụ như một trạm vũ trụ, nay Thiên Cung 1 đang quay về trái đất với trạng thái mất kiểm soát vào cuối tháng 3.

Thiên Cung: Giấc mơ trạm vũ trụ

Sau khi được phóng lên không gian bằng tên lửa Trường Chinh vào ngày 29/9/2011, Thiên Cung 1 (Tiangong-1) là trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc hoạt động trên vũ trụ với kỳ vọng sẽ làm cơ sở cho việc thử nghiệm, nghiên cứu phát triển các trạm không gian có kích cỡ lớn hơn.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 (Tiangong-1) - Ảnh: Daily Express

Từ năm 2011, đã có nhiều sứ mệnh khác nhau được thực hiện với trạm Thiên Cung 1, trong đó nổi bật nhất chính là sự kiện Liu Yang - nữ phi hành gia vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc - đặt chân vào trạm vũ trụ vào năm 2012.

Thiên Cung mất kiểm soát

Theo dự kiến, sứ mệnh của trạm Thiên Cung 1 chỉ kéo dài 2 năm, sau đó cơ quan vũ trụ Trung Quốc sẽ tiến hành các bước để đưa trạm này về lại bầu khí quyển Trái Đất một cách có kiểm soát.

Tuy nhiên, sau một vài lần gia hạn hoạt động của Thiên Cung 1 mà không giải thích lý do, khiến nhiều chuyên gia nghiên cứu bên ngoài cho rằng có thể phòng thí nghiệm này đang mất kiểm soát.

Đến cuối cùng, vào tháng 3/2016, Trung Quốc cũng thừa nhận rằng trạm vũ trụ Thiên Cung 1 "đang bay về phía Trái Đất". Đến tháng 5/2017, Trung Quốc đã gửi thông báo cho Liên Hợp Quốc (UN) rằng quỹ đạo Thiên Cung 1 đã giảm tốc độ khoảng 349 km và đang dịch chuyển với tốc độ 160 mét/ngày.

Theo những thông số quỹ đạo được cung cấp, các nhà khoa học dự đoán rằng nó sẽ rơi xuống bề mặt Trái Đất ở khoảng nằm giữa 43 độ vĩ Bắc và 43 độ Nam vào khoảng từ ngày 30/3 - 2/4 tới, theo phân tích mới nhất từ Cơ quan Vũ tụ châu Âu.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 rơi xuống trái đất

Khu vực dự đoán Thiên cung 1 sẽ rơi xuống trái đất kéo dài từ vĩ tuyến 43 độ Bắc đến 43 độ Nam - Ảnh: The Sun

Điều gì đang chờ đợi khi Thiên Cung rơi xuống?

Sự trở lại "mất kiểm soát" của Thiên Cung 1 có thể gây một số mối đe dọa như:

- Phát tán lượng lớn chất độc hại Hydrazine và các một số chất khác như monomethylhydrazine (CH6N2) và dimethylhydrazine (C2H8N2). Đây là chất có trong nhiên liệu đẩy cho các động cơ chuyển động của tàu vũ trụ.

Chất này ở thể lỏng như nước, có mùi giống như amôniắc nhưng rất nguy hiểm, có thể làm bị thương hoặc gây chết người.

- Mặc dù phần lớn trạm vũ trụ sẽ bị đốt cháy khi xâm nhập bầu khí quyển, tuy nhiên một số bộ phận nặng tới 100 kg vẫn có khả năng va chạm với bề mặt và gây thiệt hại khôn lường.

Tuy thế, bạn cũng đừng quá lo lắng, đây không phải là lần đầu tiên một sản phẩm không gian của con người bị mất kiểm soát và rơi trở về Trái Đất. Và cũng chưa từng có báo cáo về thương tích sau những vụ việc như vậy.

Năm 1991, trạm vũ trụ Salyut 7 nặng 20 tấn của Liên Xô đâm xuống Trái Đất khi vẫn đang kết nối với một tàu vũ trụ 20 tấn tên Cosmos 1686. Nó bốc cháy và tạo thành nhiều mảnh vỡ trên bầu trời thị trấn Capitán Bermúdez (Argentina).

Xa hơn, năm 1979, trạm không gian Skylab nặng 77 tấn của NASA cũng lao về Trái Đất trong trạng thái mất kiểm soát, vài mảnh vỡ lớn rơi xuống vùng ngoài ô thành phố Perth (Úc).

Với cuộc quay về của Trạm Thiên Cung 1 lần này, khu vực được dự đoán sẽ rơi xuống bề mặt Trái Đất ở khoảng nằm giữa 43 độ vĩ Bắc và 43 độ Nam với phần lớn diện tích là các đại dương. Vì thế xác xuất mà ai đó tử vong do bị mảnh vỡ rơi trúng là 1/1 nghìn tỷ,