Mặt trăng Europa “phun tia nước” hé lộ sự sống ngoài Trái đất

(VOH) - Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cung cấp thêm bằng chứng cho thấy mặt trăng Europa của sao Mộc phun tia nước vào không gian.

Mặt trăng Europa (Ảnh: Nasa)

Các nhà khoa học lần đầu tiên báo cáo hiện tượng này vào năm 2013 bằng cách sử dụng kính thiên văn Hubble. Điều này thật đáng chú ý vì Europa, với đại dương ngầm khổng lồ chứa nước, là một trong những nơi có khả năng nhất có sự sống ngoài Trái đất.

Thay vì làm việc vô cùng khó khăn là hạ cánh và khoan qua hàng chục km băng đá để tìm nước thì một tàu vũ trụ mang theo các thiết bị đo đạc đã được điều khiển bay qua tia nước để kiểm tra điều này một cách hiệu quả. Thậm chí, tàu vũ trụ còn có thể thử thu mẫu và mang về trái đất để phân tích sinh học chi tiết hơn.

Các kính thiên văn nhìn ở bước sóng cực tím để xem liệu ánh sáng hành tinh khổng lồ có được hấp thụ bởi các vật liệu phát ra từ bề mặt của mặt trăng này hay không.

Nhà thiên văn học William Sparks, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, không có hiện tượng tự nhiên khác vì tia nước có thể tạo khối lồi như vậy.

"Chúng tôi không cần phải chứng minh sự tồn tại của luồng nước, mà chỉ góp thêm bằng chứng về sự tồn tại của hoạt động này". Ngoài ra, vị trí tia nước xuất hiện khớp với các khu vực mà Hubble phát hiện lượng dư oxy và hydro đầu thập kỷ này.

"Các nghiên cứu trước đó sử dụng máy quang phổ để theo dõi nên có thể phân biệt bằng chứng của các phân tử nước phân ly" - Jennifer Wiseman nhận xét.

Phía dưới mặt băng của hành tinh này là một đại dương ngầm (Ảnh: Nasa)

Giả thiết được đưa ra là trước tiên các tia nước phun cao sau đó đổ lại Europa. Việc tính toán dựa trên công bố năm 2013, ước tính một lượng nước tương đương với một bể bơi Olympic được phun vào không gian mỗi 8 phút. Mặc dù hoạt động này không thường xuyên nhưng các nhà khoa học sẽ cần phải hiểu lý do tại sao lại như vậy.

Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) vừa gửi một vệ tinh tới sao Mộc gọi là Juno, nhưng không có thiết bị phát hiện sự sống trên tàu. Tuy nhiên cả NASA và Cơ quan vũ trụ châu Âu dự kiến sẽ lập kế hoạch ghé thăm Europa để lặp lại thí nghiệm và xác định rằng hành tinh này có tia nước không.

Theo Paul Hertz, Giám đốc của vật lý thiên văn tại NASA, không còn nghi ngờ gì, các báo cáo về Europa là một phát hiện quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất: "Trên trái đất, sự sống được tìm thấy bất cứ nơi nào có năng lượng, nước và các chất dinh dưỡng. Chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt ở bất kỳ nơi nào có những đặc điểm trên và Europa là một nơi như vậy".

Europa là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài, của Sao Mộc. Europa được Galileo Galilei và Simon Marius phát hiện năm 1610. Hai nhà khoa học có thể đã phát hiện ra vệ tinh này đồng thời và độc lập nhau. Trong số 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc được phát hiện trong năm 1610, Europa là vệ tinh nhỏ nhất - có đường kính 3.100 km, nhỏ hơn Mặt Trăng. Mặt trăng Europa cách Trái đất khoảng 588 triệu km.