Ngày cuối cùng của năm 2016 sẽ kéo dài hơn 1 giây

Ngày cuối cùng của năm 2016 sẽ kéo dài thêm một giây so với dự tính vì Trái Đất quay chậm 1 giây trong năm nay.

Theo đó, đến đêm 31/12/2016, thay vì việc các đồng hồ hiển thị 23:59:59 rồi nhảy sang thời khắc năm mới thì trình tự mới là 23:59:59 sang 23:59:60 rồi mới 0:00:00 ngày 1/1/2017. 

Hiện tượng này được gọi là giây nhuận. Cơ quan Giám sát chuyển động xoay của Trái Đất và Các hệ thống tham chiếu (IERS) dùng các đồng hồ nguyên tử để đo thời gian liên quan đến chuyển động tự xoay của Trái Đất quanh trục.

Một ngày có 864.000 giây nguyên tử, đồng nghĩa với việc Trái Đất quay một vòng quanh trục trong 86.400 giây. Tuy nhiên không phải lúc nào Trái Đất cũng quay đều quanh trục của nó. 

  Năm 2016 sẽ kéo dài thêm 1 giây.

Lực hút Mặt Trăng, sự đốt cháy sắt trong lõi Trái Đất và tư thế nghiêng là những nhân tố khiến thời gian tự xoay của Trái Đất giảm vài phần trăm giây mỗi năm. Một số yếu tố khác như tình trạng Trái đất ấm lên El Nino cũng ảnh hưởng đến vòng quay của địa cầu xanh.

Giây nhuận thường được bổ sung vào ngày cuối cùng của tháng 6 hoặc tháng 12 trong năm. Phương pháp này bắt đầu thực hiện từ năm 1972 và tính đến nay có 26 lần tính thêm giây nhuận. Lần bổ sung gần nhất là vào ngày 30/6/2015.