Nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa cuối cùng của năm 2020 sẵn sàng để tiến hành tại Florida

(VOH) – Nhiệm vụ thứ 3 của mùa Hè và cuối cùng trong loạt kế hoạch tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa của NASA đang trên đường đến bước cuối cùng.

Tàu thám hiểm Perseverance sẽ tiếp nối nhóm tàu thăm dò quỹ đạo của Trung Quốc và một tàu thăm dò khác của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), cả hai đều đã được phóng hồi tuần trước. Perseverance sẽ ở trong không gian 7 tháng để tiến gần đến sao Hỏa sau khi trải qua hành trình bay 300 triệu dặm.

Tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance tại bệ phóng ở Florida. Nguồn: egyptindependent.com

Một khi đã ở trên bề mặt sao Hỏa, Perseverance sẽ tìm kiếm bằng chứng về những dấu tích sự sống vi sinh trong quá khứ trong vị trí mà thời cổ đại từng là một hồ nước và thu thập các mẫu đá để phục vụ nghiên cứu trong những chuyến thám hiểm sau đó. NASA đang cộng tác với Cơ quan Không gian châu Âu để đưa các mẫu vật đó về Trái đất vào khoảng năm 2031.

Nỗ lực không ngờ này bao gồm nhiều đợt phóng tàu vũ trụ, tiêu tốn hết hơn 8 tỷ USD.

Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất hạ cánh thành công trên sao Hỏa. Nếu mọi việc suôn sẻ vào tháng 2 tới, Perseverance sẽ trở thành tàu vũ trụ thứ 9 của Mỹ hoạt động trên bề mặt sao Hỏa.

Thời tiết đã được dự đoán thích hợp cho việc phóng tàu thăm dò, được đưa lên không gian bởi tên lửa Atlas 5 của công ty United Launch Alliance. Nhà sản xuất tên lửa có trụ sở ở Denver cùng các công ty kế thừa của nó đã thực hiện phóng tất cả các tàu thăm dò Sao Hỏa của NASA, bắt đầu với tàu Mariners vào năm 1964.

Giám đốc điều hành của ULA, Tory Bruno cho biết Perseverance được cho là tinh vi nhất và thú vị nhất trong tất cả các nhiệm vụ trên sao Hỏa.

Nhiệm vụ phóng tàu thăm dò Sao Hỏa của UAE lại bị hoãn do thời tiết – Việc phóng một tàu thăm dò Sao Hỏa của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) lại phải hoãn thêm vì lý do thời tiết xấu tại địa điểm phóng ở Nhật Bản.

Thanh Mai (Theo AP)