028.38225933 (Hotline) - 028 3822 1188 (FM 95.6) - 028 38291 357
icon-radio-fm-999-mhz
logo-voh-radio-online
Điện thoại: 028.38225933 - 028.38225934
Đường dây nóng bạn nghe đài: 028.3891 357 - 0948747571

Có tiền 'mua tiên cũng được' nhưng hàng hiệu thì chưa chắc

Kể cả khi bạn đủ kinh phí thì các hãng thời trang vẫn có quyền từ chối bán cho bạn vì những 'luật ngầm' trong giới.

1. Các hãng giới hạn số lượng bán cho khách hàng

Việc mua hàng hiệu tại châu Âu không đơn giản như chúng ta vẫn tưởng. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ chuẩn bị thật nhiều tiền rồi sang Pháp rước một loạt túi Chanel, Dior cho "bõ công". Các hãng chỉ bán số lượng giới hạn cho từng khách hàng. Lịch sử mua hàng của mỗi khách sẽ được thể hiện trong một hệ thống mạng liên kết các cửa hàng, theo đó mỗi lần vào mua đồ bạn chỉ được mua một món. Ở Chanel, mỗi lần bạn chỉ được mua một chiếc túi, muốn mua tiếp phải chờ 2-6 tháng. Ở Louis Vuitton, 4 mẫu túi khác nhau trong 6 tháng là giới hạn cho từng khách hàng. Thế nên đừng thắc mắc vì sao có tiền, bạn bước vào cửa hàng nhưng người ta vẫn không bán.

Nhân viên Chanel quỳ gối để đưa mẫu túi xách cho khách hàng. Trong một lần mua sắm, nữ diễn viên Diễm My từng kể cô phải bấm bụng chờ lần sau mới được mua tiếp một chiếc túi rất thích vì trước đó vừa sắm xong một chiếc khác.

Tuy nhiên quy định này chỉ đặc biệt khắt khe ở châu Âu - cái nôi của nhiều thương hiệu cao cấp vì đồ ở đây sẽ được bán với giá rẻ hơn các nước khác. Ở Mỹ, bạn có thể mua thoải mái hơn vì thường người ta sẽ không mua đồ ở Mỹ rồi bán ngược lại cho khách ở các nước khác vì giá cả sẽ rất cao.

Luật ở Pháp quy định chỉ hoàn thuế cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân, không chấp nhận hoàn thuế cho việc mua để bán tại thị trường khác. Bạn có thể bị từ chối hoàn thuế thậm chí phạt tiền nếu như mua cùng một loại hàng hoá với số lượng nhiều bất thường ra khỏi nước Pháp.

2. Muốn mua hàng hiệu phải tỏ ra xứng đáng với nó

Không phải cứ có thật nhiều tiền là yên tâm vào các hãng luxury sắm đồ. Các tín đồ thời trang từng kể nhiều chuyện dở khóc dở cười quanh chuyện sắm hàng hiệu. Trong đó, một trong những hãng khó mua đồ nhất là Hermes. Khi bước vào, nhân viên sẽ nhìn bạn từ đầu đến chân để đánh giá tiềm năng khách hàng, nếu cảm thấy bạn "xứng đáng", họ mới mời bạn vào phòng riêng để giới thiệu những món đồ phù hợp. Nếu chưa từng mua bất cứ món Hermes nào trước đây, sẽ rất khó có khả năng bạn sắm ngay được một chiếc túi Hermes Birkin. Thay vào đó họ sẽ cho bạn vào danh sách chờ đến vài ba năm cũng chưa được gọi.

Nhờ sở hữu nhiều chiếc túi Hermes, Ngọc Trinh dễ dàng sắm thêm một chiếc khác khi đến store ở Paris mới đây.

Để được mua túi, nhiều khách hàng phải sắm dần dần từng món Hermes, lúc thì chiếc thắt lưng, lúc thì chiếc khăn để tỏ ra là khách hàng thân thiết. 

Nữ diễn viên Diễm My từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn, khi đến Pháp mua hàng hiệu, bạn ít khi chọn đồ mà chỉ cần nêu nhu cầu, phong cách, các nhân viên sẽ chọn hộ.

3. Mua cả chục chiếc túi vẫn phải xếp hàng để vào store

Trong chuyến sang Pháp mới đây, Ngọc Trinh phải xếp hàng rất lâu mới được vào cửa hàng của Hermes để mua sắm. Trước đó, người đẹp từng rất nhiều lần sắm đồ của hãng này ở Paris, sở hữu cả chục chiếc túi xách chính hãng. Khi đi mua sắm, Ngọc Trinh cũng cầm trên tay túi giá 1,5 tỷ đồng.

Việc xếp hàng lần lượt vào mua là để các store đảm bảo họ sẽ giới hạn được khách hàng, phục vụ cho mỗi "thượng đế" tốt nhất, tránh tình trạng một người vào mua nhưng không đủ nhân viên để quan sát, chăm sóc, chọn lựa đồ cho từng người.

Xếp hàng trước Louis Vuitton Trung Quốc.

Với những đợt sale, các store càng thắt chặt trong việc cho khách hàng vào. Bạn có thể phải chờ cả tiếng, xếp hàng dài cả km dưới trời lạnh để chờ được vào theo từng nhóm "nhỏ giọt", đến lượt mình thì có khi chẳng còn món nào mà mua.