COVID-19: Đức tiết lộ sẽ bơm 130 tỷ euro để kích thích lại nền kinh tế

(VOH) – Đức sẽ chi 130 tỷ euro vào gói kích thích để khởi động lại kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Thủ tướng Angela Merkel cho biết hôm 3/6.

Theo như các biện pháp mới trong tài liệu dài 15 trang, thuế giá trị gia tăng sẽ được tạm thời cắt giảm, các gia đình sẽ nhận được 300 euro cho mỗi đứa trẻ, trong khi những người mua ô tô điện sẽ nhận mức giảm giá của chính phủ lên 6.000 euro.

"Kích thước của gói sẽ đạt 130 tỷ euro trong giai đoạn 2020 đến 2021, 120 tỷ trong số đó sẽ do chính phủ liên bang gánh chịu", bà Merkel nói.

Thủ tướng Đức Merkel tiết lộ gói kích thích kinh tế hậu COVID-19 sẽ lên tới 130 tỷ euro. Ảnh: AFP

Sự kích thích mới xuất hiện qua gói giải cứu khổng lồ 1,1 nghìn tỷ euro đã được thỏa thuận vào tháng 3, bao gồm bảo lãnh cho vay, trợ cấp và chương trình rút ngắn thời gian làm việc để tránh cắt giảm việc làm.

Để tài trợ cho gói kích thích chưa từng có này, quốc hội đã phê duyệt khoản vay mới, đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách kinh tế của Đức, nâng cao quy tắc lập hiến trong thời kỳ khủng hoảng tài chính nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách.

Với việc đóng cửa toàn bộ để tránh lây lan dịch COVID-19, Đức đang tiến đến tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử sau chiến tranh.

Sự gián đoạn đối với thương mại và du lịch cũng đã đè nặng lên cường quốc xuất khẩu.

Các dữ liệu mới công bố hôm thứ Tư cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 6,3% trong tháng 5, tương đương với khoảng 2,8 triệu người, từ 5,8% trong tháng 4.

Với số ca mắc SARS-CoV-2 mới giảm mạnh, nền kinh tế lớn nhất châu Âu bắt đầu nới lỏng các hạn chế xã hội vào đầu tháng 5, cho phép các cửa hàng mở cửa trở lại trong khi các nhà hàng và doanh nghiệp du lịch đang thực hiện những bước đầu tiên. Các nhà máy cũng đang khởi động lại dây chuyền sản xuất.

Merkel đã nói rằng chương trình hỗ trợ sẽ giúp "nền kinh tế tìm lại bệ đỡ và phát triển trở lại".

Để tăng chi tiêu của người tiêu dùng, VAT sẽ được cắt giảm từ 19 đến 16% từ ngày 1/7 đến ngày 31/12/2020.