Năm 2020: Kinh tế Việt Nam sẽ khó khăn

(VOH) - Đánh giá về năm 2020, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc vẫn tiếp tục giữ quan điểm khó khăn, gian nan, thậm chí khó khăn hơn khi kinh tế thế giới giảm tốc.

“Năm 2020, kinh tế Việt Nam sẽ khó khăn, gian nan” - đây là nhận định của Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn Đầu tư và phát triển kinh doanh Việt Nam 2020 với chủ đề "Cơ hội tăng tốc và bứt phá" diễn ra sáng 6/1 tại TPHCM.

Đề cập đến bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm qua, ông Lộc mô tả bằng 2 từ khóa: gian nan và dũng cảm.

Theo ông Lộc, Việt Nam có một năm hoàn thành 12 chỉ tiêu kinh tế, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp bứt phá vươn lên. Quy mô kinh tế Việt Nam tăng nhanh, lần đầu tiên lọt top 50 nền kinh tế thế giới. Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ đang sinh sôi, có 140.000 doanh nghiệp được hoạt động mới. Các doanh nghiệp lớn tăng trưởng quy mô nhanh, nhiều tỷ phú được công nhận...

Diễn đàn Đầu tư và phát triển kinh doanh Việt Nam

Diễn đàn đầu tư và phát triển kinh doanh Việt Nam 2020 có chủ đề "Cơ hội tăng tốc và bứt phá"

Đánh giá về năm 2020, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc vẫn tiếp tục giữ quan điểm khó khăn, gian nan, thậm chí khó khăn hơn khi kinh tế thế giới giảm tốc. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, nhưng sức khoẻ của doanh nghiệp và nền kinh tế có vấn đề.

Ông Lộc chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế đến từ mảng chế biến, chế tạo là hơn 11% năm 2019 nhưng tồn kho lại cao hơn. Du lịch Việt Nam đang đến điểm bùng phát, nhiều doanh nghiệp kinh doanh mà không có lãi.

Ngoài ra theo ông Lộc, phần lớn giá trị xuất khẩu thuộc về khu vực FDI chứ không thuộc về nội địa, 30% GDP của Việt Nam thuộc khu vực hộ kinh tế gia đình.

Trải nghiệm phong cách nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên rừng & biển Hồ Tràm - Hơn 300 khách hàng đã cùng đến tham dự “hành trình trải nghiệm” Vườn xuân miền nhiệt đới - tham quan và tận hưởng phong cách sống nghỉ dưỡng tại NovaWorld Hồ Tràm ngày 04/01.

Giá cao su hôm nay 6/1/2020: Đồng loạt tăng - Giá cao su tăng, bất chấp những lo ngại căng thẳng Trung Đông leo thang có thể làm lu mờ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.