4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé cần có trong giai đoạn ăn dặm

(VOH) – Dinh dưỡng cho bé trong 1 năm đầu đời là vô cùng quan trọng, bởi giai đoạn này, trẻ cần rất nhiều dưỡng chất để phát triển. Dưới đây là 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé mà mẹ cần quan tâm.

1. Các nhóm chất dinh dưỡng cho bé

Cơ thể luôn cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để duy trì sự sống, vận động và phát triển một cách toàn diện. Với trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ, khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, trong bữa ăn của bé phải đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, đó là:

1.1 Chất bột đường (carbohydrate )

Đây là nguồn dinh dưỡng chính trong hệ thống thần kinh trung ương và năng lượng để các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Đồng thời, carbohydrate cũng là thành phần để tạo nên tế bào và các mô, giúp điều hòa hoạt động của cơ thể.

4-nhom-chat-dinh-duong-cho-be-can-co-trong-giai-doan-an-dam-voh
Trong bữa ăn cần có thực phẩm giàu carbohydrate (Nguồn: Internet)

Một số thực phẩm có hàm lượng chất bột đường cao nhưng lại vô cùng hữu ích cho sức khỏe là:

1.2 Chất đạm (Protein)

Đây là chất giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, xương, máu, da và các cơ quan tổ chức trong cơ thể. Protein cũng giúp cung cấp năng lượng, là nguyên liệu để tạo nên các men và các hormone trong cơ thể. Đồng thời, cũng là nguyên liệu để tạo ra kháng thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật và vận chuyển các dưỡng chất.

Có khá nhiều thực phẩm giàu protein, trong đó các loại thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ có thể kể đến như:

  • Đậu lăng
  • Ức gà
  • Thịt bò nạc
  • Tôm
  • Hạnh nhân
  • Bông cải xanh

1.3 Chất béo

Chất béo giúp cung cấp năng lượng, hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, K, E.... Là thành phần chính để tạo ra tế bào và màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển tế bào não và hệ thần kinh. Đây cũng là thành phần cấu tạo một số loại hormone điển hình như testosterone, cortisol...

Nguồn cung cấp chất béo chủ yếu đến từ:

  • Các loại dầu, mỡ, bơ
  • Thành phần của của thịt, sữa, trứng
  • Các loại hạt có dầu

Xem thêm: Mách mẹ 7 loại dầu ăn dặm cho bé "ngon-bổ-rẻ"

1.4 Vitamin và khoáng chất

Các loại vitamin

🔴 Vitamin A

Để có được một đôi mắt khỏe, thị lực tốt thì vitamin A chính là vitamin không thể thiếu. Vitamin A giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ, đặc biệt là vấn đề thị giác.

Vitamin A thường được tìm thấy nhiều trong các loại rau, củ, quả có nhiều màu sắc như:

🔴 Vitamin B

Nhóm các vitamin B bao gồm: vitamin B1, B2, B3,....B9, B11, B12, giúp cơ thể tạo ra và sử dụng năng lượng. Trẻ thiếu vitamin B có khả năng bị thiếu máu.

4-nhom-chat-dinh-duong-cho-be-can-co-trong-giai-doan-an-dam-1-voh
Có rất nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B (Nguồn: Internet)

Mẹ có thể bổ sung vitamin B cho trẻ bằng cách sử dụng các loại thực phẩm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thịt gà
  • Rau xanh
  • Sữa

🔴 Vitamin C

Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, làm lành nhanh chóng các vết trầy xước và vết thương.

Những nguồn cung cấp nhiều vitamin C nhất là:

  • Ổi
  • Cam
  • Dâu tây
  • Cà chua
  • Ớt chuông

Xem thêm: Ngoài cam, chanh, bạn có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng các thực phẩm này

🔴 Vitamin D

Vitamin D là vitamin quan trọng giúp canxi được hấp thụ một cách tốt nhất trong cơ thể để hình thành và duy trì xương chắc khỏe.

Sữa mẹ là một trong số ít nguồn cung cấp vitamin D. Vì vậy, trẻ em trên 1 tuổi nên uống khoảng 800 – 900ml sữa mỗi ngày để  bổ sung vitamin D cho cơ thể.

Một số nguồn khác cũng giúp bổ sung vitamin D là:

🔴 Canxi

Canxi tốt cho xương và răng. Đây là dưỡng chất có tác dụng giúp xương và răng luôn chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1 – 3 tuổi, nhu cầu canxi mỗi ngày sẽ nằm khoảng 500mg.

Ngoài sữa mẹ, nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm:

Xem thêm: Cách bổ sung canxi và một số điều cần lưu ý để tránh cơ thể không hấp thụ

🔴 Sắt

Sắt có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hemoglobin – chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể.

Chất sắt thường có nhiều trong:

  • Thịt bò
  • Thịt nạc
  • Các sản phẩm từ đậu
  • Rau xanh đậm
  • Ngũ cốc

🔴 Magie

Magie là một trong những khối xây dựng của các tế bào trong cơ thể, đồng thời cũng giúp tạo ra năng lượng. Một chế độ ăn giàu magie giúp hạn chế các vấn đề tim mạch ở trẻ trong độ tuổi trưởng thành.

4-nhom-chat-dinh-duong-cho-be-can-co-trong-giai-doan-an-dam-2-voh
Ăn thực phẩm giàu magie giúp trẻ hạn chế được các vấn đề về tim mạch (Nguồn: Internet)

Một số thực phẩm giàu magie bao gồm:

  • Ngũ cốc cám
  • Gạo nâu
  • Đậu phụ
  • Hạnh nhân
  • Các loại hạt

🔴 Kali

Kali tham gia hầu hết vào các tế bào và cơ quan quan trọng của cơ thể giúp giúp ổn định các hoạt động bên trong. Nó cũng góp phần vào hỗ trợ chức năng tim và cơ bắp khi trẻ vận động nhiều.

Những thực phẩm giàu kali gồm có:

  • Chuối
  • Khoai lang
  • Đậu trắng
  • Sữa tách béo và sữa chua ít béo

🔴 Kẽm

Một chế độ ăn có đủ chất kẽm sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng cảm lạnh bằng cách giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn chặn sự xâm nhập của virus và các vi trùng khác. Kali cũng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển đầy đủ.

Để bổ sung kali cho trẻ, mẹ có thể thêm các thực phẩm như:

  • Thịt gà
  • Đậu
  • Ngũ cốc

Xem thêm: 10 loại thực phẩm giàu kẽm cần nên có trong chế độ ăn của bạn mỗi ngày

2. Bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho bé cần thêm những chất nào?

Ngoài 4 nhóm chất dinh dưỡng bắt buộc cần phải có trong thực đơn dinh dưỡng trẻ ăn dặm thì bé còn cần rất nhiều các dưỡng chất khác để có thể phát triển khỏe mạnh, chẳng hạn như:

2.1 Chất xơ

Chất xơ cần thiết cho các hoạt động trong cơ thể. Chất xơ có nhiều trong các loại trái cây và rau màu xanh đậm. Mẹ có thể cung cấp chất xơ cho cơ thể trẻ bằng cách cho bé làm quen với hương vị thơm ngon của các thực phẩm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ
  • Các loại trái cây như lê, dâu tây, bơ, táo....
  • Các loại đậu

2.2 Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các chất có thể làm hỏng tế bào trong cơ thể. Để tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể, mẹ có thể lựa chọn cho trẻ ăn những thực phẩm giàu chất oxy hóa như:

  • Cam quýt
  • Cà chua
4-nhom-chat-dinh-duong-cho-be-can-co-trong-giai-doan-an-dam-3-voh
Cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa (Nguồn: Internet)
  • Cà rốt
  • Rau bina
  • Ớt chuông

2.2 Các axit béo thiết yếu

ARA (axit arachidonic) và DHA là những axit béo lành mạnh và có lợi cho cơ thể, đặc biệt là não và thị giác của bé. Các loại axit này thường được tìm thấy trong sữa mẹ. Ngoài ra, là còn có nhiều trong các loại thực phẩm như:

  • Các loại cá như cá hồi, cá chép, cá thu, cá mòi....
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Các loại hạt
  • Rau xanh
  • Tôm, cua, mực

Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn được tôm, hàu, cua và các loại hải sản khác?

2.3 Các nucleotide

Các nucleotide dạng RNA và DNA thường có nhiều trong sữa mẹ, chúng có tác dụng tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch của bé và các cơ quan tiêu hóa. Vì thế, khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ vẫn nên duy trì việc cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày.

2.4 Prebiotic và men vi sinh

Prebiotic là một loại men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, có khả năng chống lại các loại vi khuẩn  “xấu” xâm nhập gây nhiễm trùng. Prebiotic thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tuy nhiên, việc sử dụng prebiotic và men vi sinh vẫn cần được sự tư vấn từ phía bác sĩ.

Như vậy, để có một bữa ăn ngon, bổ dưỡng ngoài việc cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thì mẹ cân bằng các dưỡng chất khác để bé không bị dư hay thiếu hụt bất kỳ một loại chất dinh dưỡng nào.