Bà bầu bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

(VOH) - Có rất nhiều bà bầu bị chảy máu chân răng khi mang thai, nhưng lại thờ ơ vì nghĩ rằng nó không đáng lo ngại. Tuy nhiên, thực tế đây là tình trạng có thể gây huy hiểm cho sức khoẻ của mẹ bầu.

Bà bầu bị chảy máu chân răng khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 50% phụ nữ bị chảy máu chân răng trong thời gian mang bầu. Thường thì mọi người sẽ dễ dàng bỏ qua triệu chứng này, vì nghĩ rằng nó không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, khi mang thai nếu xem thường, mẹ bầu sẽ có nguy cơ xấu về sức khỏe.

1. Chảy máu chân răng khi mang thai xảy ra vào giai đoạn nào?

Chảy máu chân răng là hiện tượng phần nướu xung quanh chân răng bị xuất huyết, từ đó hình thành các mảng bám dọc theo viền lợi. Khoảng trống giữa răng và nướu vốn là "vùng an toàn" để hại khuẩn có thể xâm nhập và tấn công, gây nên tình trạng viêm nhiễm và sưng lợi.

ba-bau-bi-chay-mau-chan-rang-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-voh-0
Chảy máu chân răng xảy ra vào 3 tháng giữa thai kỳ hoặc cũng có thể sớm hơn (Nguồn: Internet)

Thông thường, hiện tượng này sẽ xảy ra vào 3 tháng giữa thai kỳ hoặc cũng có thể sớm hơn. Trong giai đoạn này, hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ gia tăng đột biến, áp lực này làm cho niêm mạc sưng lên và gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm nướu và chảy máu chân răng. 

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai phải kể đến như: chế độ dinh dưỡng thay đổi, thiếu hụt canxi,...

2. Bà bầu bị chảy máu chân răng có triệu chứng gì?

Để sớm phát hiện triệu chứng của tình trạng chảy máu chân răng, mẹ bầu cần phải chú ý tới những biểu hiện bất thường. Cụ thể như sau:

2.1 Chảy máu nướu răng khi mang thai

Lưu lượng máu trong thai kỳ sẽ có xu hướng gia tăng từ 30-50%. Mặc dù điều này là rất tốt, giúp quá trình trao đổi chất và đưa oxy cho bào thai diễn ra nhanh chóng hơn. Nhưng sự gia tăng đột biến này lại gây ra áp lực, khiến phần nướu của mẹ bầu sẽ sưng lên. Đây là cơ hội cho vi khuẩn trong kẽ răng tấn công vào khoang miệng. Từ đó gây lên tình trạng viêm nhiễm và chảy máu nướu răng khi mang thai. 

2.2 Viêm lợi

Viêm lợi là mối nguy cơ hàng đầu khiến bà bầu bị chảy máu chân răng. Tổn thương này sẽ nghiêm trọng hơn khi nhai phải thức ăn cứng hoặc đánh răng.

2.3 Hơi thở có mùi khó chịu

Vi khuẩn trú ẩn ở các kẽ răng và bắt đầu thực hiện quá trình phân hủy thức ăn. Từ đó tạo ra các khí có mùi hôi khó chịu.  Vì vậy, bị chảy máu chân răng khi mang thai hơi thở của các mẹ bầu thường có mùi hôi khó chịu hoặc tanh mùi máu

2.4 Răng bị lung lay

Hiện tượng chảy máu răng khi mang thai lâu ngày có thể khiến lợi bị tụt xuống, răng bị đẩy ra phía sau, không có chỗ bám. Do đó, bị chảy máu máu chân răng khi mang thai sẽ có hiện tượng răng bị lung lay, gây khó khăn trong việc ăn uống.

Xem thêm: Bà bầu bị đau răng nguy hiểm thế nào? Làm sao để tránh bị cơn đau buốt 'hành hạ'

3. Bà bầu hay bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Bà bầu bị chảy máu chân răng được xem là bình thường nếu như nướu có màu đỏ, cảm giác đau nhẹ.

Tuy nhiên, khi viêm nướu trở thành viêm nha chu dễ bị chảy máu khi chải răng, bạn nên gặp nha sĩ ngay. Bởi rất có thể đó là một vết loét hoặc một khối u hạt nhân, hay còn được gọi là khối u thai nghén. Chúng có thể nổi lên khắp người mẹ bầu: bàn tay, cánh tay, khuôn mặt, nhất là trên nướu, khiến bạn đặc biệt khó chịu. Thậm chí, nếu nặng sẽ phải thực hiện tiểu phẫu để cắt bỏ nó.

ba-bau-bi-chay-mau-chan-rang-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-voh-1
Bà bầu chảy máu chân răng dễ bị biến chứng tiền sản giật (Nguồn: Internet)

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bị chảy máu chân răng khi mang thai gây viêm nha chu có thể dẫn tới chứng tiền sản giật với dấu hiệu là cao huyết áp, hàm lượng protein trong nước tiểu tăng. Chưa kể tới những bất tiện trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, khiến việc trao đổi chất qua nhau thai bị hạn chế. Thậm chí bà bầu còn có thể đối diện với nguy cơ sinh non cao hoặc con sinh ra sẽ bị thiếu cân.

Hiện tượng chảy máu chân răng khi mang bầu nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ chớ chủ quan với những biểu hiện của chảy máu chân răng. Không nên để triệu chứng đã quá nặng mới tìm đến bác sĩ.

Xem thêm: Đừng chủ quan với chứng tiền sản giật – tai biến sản khoa cực kỳ nghiêm trọng

4. Cách chữa chảy máu chân răng khi mang thai an toàn nhất

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, bà bầu bị chảy máu chân răng không nên dùng thuốc tây để điều trị. Dưới đây chuyên gia sẽ mách bạn 4 cách chữa chảy máu chân răng khi mang thai hiệu quả nhất:

4.1 Mật ong

Mật ong được coi là chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, giúp bà bầu sớm cải thiện tình trạng chảy máu chân răng. Cách chữa chảy máu chân răng khi mang thai bằng mật ong rất đơn giản như sau:

Dùng khăn sạch hoặc tăm bông thấm mất ong rồi bôi nhẹ lên phần nướu bị viêm. Sau 15 phút, súc miệng lại bằng nước ấm.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong với nước cốt chanh để gia tăng hiệu quả điều trị.

4.2 Lá trà xanh

Lá trà xanh có khả năng làm mát và giải nhiệt rất hiệu quả. Đồng thời, nó còn tẩy sạch được những mảng bám thức ăn, giúp bà bầu có hơi thở thơm mát hơn.

Cách thực hiện như sau: 

  • Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh với nước muối pha loãng. 
  • Nấu là trà xanh với nước và 1 thìa mật ong, đun sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp.
  • Dùng hỗn hợp nước này uống hằng ngày.
ba-bau-bi-chay-mau-chan-rang-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-voh-2
Lá trà xanh có thể giúp chữa chảy máu chân răng ở bà bầu (Nguồn: Internet)

4.3 Lá trầu không

Lá trầu không cũng là một nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Đặc biệt, nó có thể tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn P.gingivalis - tác nhân gây viêm lợi. Bà bầu có thể áp dụng cách chữa bằng lá trầu không để chống viêm hiệu quả.

  • Chuẩn bị 5-6 lá trầu không tươi.
  • Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối pha loãng.
  • Lá trầu không sau khi được rửa sạch thì cho vào cối giã nhuyễn cùng với chút rượu trắng.
  • Lọc bỏ phần xác, phần nước dùng để súc miệng hàng ngày.

4.4 Nước súc miệng

Bên cạnh đó việc đánh răng hàng ngày, sử dụng nước súc miệng sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mẹ bầu nên lựa chọn các loại nước súc miệng có nguồn gốc thiên nhiên để không gây hại tới sức khỏe.

Trong trường hợp mẹ bầu đã áp dụng tất cả các cách trên mà tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai vẫn không thuyên giảm, hãy tìm ngay tới sự giúp đỡ của nha sĩ.  Thông thường, khi tới nha sĩ, bạn sẽ được chỉ định cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh để giúp phần nướu bớt sưng. 

5. Chăm sóc răng miệng cho bà bầu 

5.1 Trong thời kỳ mang thai

  • Trong giai đoạn thai nghén, bà bầu dễ bị kích ứng với các loại hóa mỹ phẩm. Vì vậy, bạn có thể bôi kem đánh răng vào một miếng băng gạc, sau đó làm sạch rồi súc miệng lại bằng nước.
  • Sau mỗi lần nôn ói, mẹ bầu nên đánh răng hoặc súc miệng để loại bỏ vi khuẩn cũng như axit trào ngược từ dạ dày gây hại cho răng miệng. 
  • Thời kỳ thai nghén cũng khiến cho nhiều chị em thèm đồ ngọt nên rất dễ bị sâu răng. Để tránh mắc bệnh răng miệng, chị em nên cố gắng hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường. Thay vào đó nên bổ sung đồ ngọt từ trái cây tươi.
  • Việc sử dụng thuốc điều trị cần được xin ý kiến từ chuyên gia, tránh việc uống thuốc tùy tiện. 

5.2 Sau thời kỳ mang thai

  • Sau khi sinh xong, chị em hạn chế ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Ngoài nguồn sữa, các mẹ nên uống sữa thường xuyên, ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung canxi cho cả mẹ và bé.
  • Khám định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Bà bầu bị chảy máu chân răng thực sự rất khó chịu. Vì thế, mẹ hãy lưu lại những “bí kíp” trên để xoa dịu nỗi phiền toái này nhé!

Theo: Fitobimbi - lần đầu làm mẹ

Xem thêm