Có nên tiêm ngừa vacxin viêm màng não cho trẻ?

(VOH) – Đối với những trẻ bị viêm hô hấp nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng viêm màng não. Vậy trẻ có nên tiêm ngừa vắc xin viêm màng não để phòng tránh căn bệnh này không?

Biện pháp tiêm phòng vacxin là một biện pháp hữu ích vì nó tạo nên một cơ chế miễn dịch chủ động cho cơ thể em bé, vacxin sẽ trực tiếp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của loại vi khuẩn đã tiêm phòng.

1. Nên hay không cho trẻ tiêm ngừa vacxin viêm màng não?

Viêm màng não liên quan đến nhiễm trùng màng bảo vệ của não và tủy sống. Bệnh có nguy cơ diễn tiến nhanh, nếu không kịp thời kiểm soát có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, trường hợp xấu hơn có thể dẫn đến tử vong. 

Nhiều cha mẹ băn khoăn nên cho con đi tiêm vacxin viêm màng não cho trẻ không, lời khuyên là CÓ. Đây là phương thức an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ bé trước mối nguy bị các chủng vi khuẩn gây viêm màng não xâm nhập vào cơ thể. 

co-nen-tiem-ngua-vacxin-viem-mang-nao-cho-tre-voh-0

Nên cho trẻ đi tiêm vacxin viêm màng não đúng thời điểm (Nguồn: Internet) 

2. Một số chủng vi khuẩn gây viêm màng não 

Các chủng vi khuẩn gây viêm màng não được xếp vào nhóm rất nguy hiểm, hiện nay có 3 chủng vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy. 

  • Vi khuẩn Neisseria: Loại vi khuẩn này được phân loại thành 12 nhóm huyết thanh, trong đó các nhóm huyết thanh A, B và C là thường gặp nhất. Chủng vi khuẩn này sẽ gây nên bệnh viêm màng não mô cầu. 
  • Phế cầu khuẩn: Phế cầu khuẩn thường trú trong các khoang mũi họng của người, khi hệ miễn dịch suy giảm, phế cầu sẽ phát triển gây bệnh viêm phổi và viêm màng não. 
  • Vi khuẩn HIB: Phần lớn các ca bệnh viêm màng não đều do vi khuẩn HIB gây nên. Trẻ bị nhiễm có thể mang vi khuẩn HIB trong mũi và họng vì loại vi khuẩn này có thể lây theo đường hô hấp trực tiếp từ người này sang người khác khi ho, hắt hơi.

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm màng não: đối tượng dễ mắc bệnh, cách điều trị để tránh biến chứng nặng nề

3. Các loại vacxin viêm màng não

Vacxin viêm màng não được sản xuất dựa trên việc nghiên cứu các chủng vi khuẩn gây bệnh, mỗi một loại vacxin sẽ có tác dụng ngừa những chủng khác nhau. 

co-nen-tiem-ngua-vacxin-viem-mang-nao-cho-tre-voh-1

Vi khuẩn mô cầu gây viêm màng não (Nguồn: Internet) 

3.1. Vacxin phòng viêm não mô cầu AC

Đây là loại vacxin phòng ngừa vi khuẩn mô cầu nhóm A và C. Khi trẻ được 2 tuổi, nên cho bé đi tiêm mũi đầu tiền, tuy nhiên nếu không may tiếp xúc với người mắc bệnh, thì trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể đi tiêm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm nhắc lại sau 3-5 năm. 

3.2. Vacxin phòng viêm não mô cầu BC

Vacxin này sẽ ngăn chặn nguy cơ mắc viêm màng não do khuẩn mô cầu nhóm B và C. Các bé cần tiêm 2 mũi, tốt nhất nên tiêm mũi đầu tiên khi đã đủ 6 tháng tuổi, mũi thứ hai sau đó khoảng 6-8 tuần. 

3.3. Vacxin Synflorix

 Vacxin Synflorix có thể bảo vệ trẻ khỏi 10 chủng phế cầu phổ biến. Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có liều tiêm khác nhau. Với các bé từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi, cần tiêm 4 mũi. Nếu tới giới đoạn 7 -11 tháng tuổi bé mới tiêm thì cần tiêm đủ 3 mũi. Tiêm trong khoảng từ 1 tuổi tới 5 tuổi, bé sẽ được tiêm 2 mũi. 

3.4. Vacxin Petaxim 5 trong 1

Petaxim 5 trong 1 sẽ tích hợp phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh viêm phổi, viêm màng não do HIB. Vacxin 5 trong 1 được đưa vào thể gồm các kháng nguyên từ vi khuẩn, virus đã chết hoặc đã bị làm cho yếu đi. 

3.5. Vacxin Infanrix Hexa 6 trong 1

Infanrix Hexa 6 trong 1 có khả năng phòng 6 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi, viêm màng não do HIB. Chính nhờ việc tích hợp này sẽ giúp giảm số lần trẻ phải đi tiêm và mức độ bảo vệ của bé cũng được nâng lên so với khi tiêm các mũi tiêm lẻ.

Xem thêm: Chỉ cần xuất hiện 5 dấu hiệu này, bệnh viêm phổi đã ‘gọi tên’ bạn

4. Tác dụng phụ khi tiêm vacxin viêm màng não

Cơ thể trẻ thường rất nhạy cảm, khi tiêm vacxin sẽ xuất hiện tác nhân lạ trong cơ thể, tùy theo thể trạng, bé sẽ có một số phản ứng nhất định. 

  • Sưng đỏ vùng tiêm: Vùng da tiêm phòng của bé sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng, tình trạng này có thể kéo dài từ 6-8 tiếng, có thể chườm lạnh vùng tiêm cho bé khoảng 15 phút. 
  • Nôn/Ói: Sau khi tiêm bé sẽ cảm thấy có một chút chóng mặt, cảm thấy nôn nao và rất dễ nôn ói. 
  • Sốt nhẹ: Khi hoàn thành mũi tiêm, bé có thể sốt nhẹ khoảng 38 độ C, con sẽ cảm thấy mệt, ngủ nhiều hơn so với mọi ngày. 

Vacxin viêm màng não an toàn, có khả năng phòng bệnh hiệu quả, vì vậy cha mẹ hãy an tâm khi cho bé tiêm loại  vacxin này.