13 sai lầm khi cho trẻ ăn dặm thường gặp nhất

VOH - Ăn dặm là một giai đoạn để bé làm quen với thực đơn mới lạ ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong nuôi dạy trẻ nên nhiều mẹ thường mắc phải một số sai lầm khi cho trẻ ăn dặm.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, bộ môn nhi (Đại học Y Dược), thông thường, tập cho con ăn dặm từ khi bé được 6 tháng tuổi. Mỗi ngày bé ăn 1-2 bữa, mỗi bữa nửa chén bột. Ngoài ra, bé vẫn nên được tiếp tục bú sữa, tốt nhất là sữa mẹ.

Đến 9 tháng tuổi bé có thể ăn cháo xay nhuyễn. Khi 1-2 tuổi bé có thể ăn cháo lợn cợn, rồi chuyển sang nguyên hạt, rồi dần chuyển sang cơm nát. Khi được 2 tuổi, về nguyên tắc bé đã có thể ăn chung với gia đình và ăn các thức ăn thông thường mà người lớn hay ăn.

Dựa vào các nguyên tắc cho trẻ ăn dặm, thức ăn của bé phải được sắp xếp theo thứ tự:

  • Từ loãng đến sệt dần
  • Từ ít đến nhiều
  • Từ vị ngọt đến vị mặn.

1. Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm nhiều mẹ thường mắc phải

Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ sẽ bắt đầu cho bé “trải nghiệm” với nhiều món ăn khác nhau ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, ăn dặm là một quá trình đòi hỏi mẹ phải nắm được rất nhiều kiến thức về phương pháp ăn dặm, nguyên tắc khi ăn...nếu không có nền tảng kiến thức mẹ sẽ rất dễ mắc phải sai lầm.

13-sai-lam-khi-cho-tre-an-dam-thuong-gap-nhat-voh
Có rất nhiều sai lầm mẹ thường mắc phải khi cho trẻ ăn dặm (Nguồn: Internet)

Dưới đây là những sai lầm thường gặp nhất khi cho con ăn dặm:

1.1 Cho bé ăn dặm quá sớm

Rất nhiều mẹ khi thấy trẻ được 4 – 5 tháng tuổi có những biểu hiện của việc ăn dặm như: quan sát người lớn ăn, đá lưỡi trong miệng... thì nghĩ rằng bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm và bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm.

Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Tổ chức nuôi con bằng sữa mẹ thì chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bé đã tròn 6 tháng (tức là đủ 180 ngày). Bởi vì, chỉ khi bé đủ 6 tháng tuổi thì cơ thể bé mới có đầy đủ các men để tiêu hóa các thành phần có trong bữa ăn dặm. Đồng thời, lúc này các dưỡng chất có trong sữa mẹ cũng đã không đủ cung cấp cho sự phát triển của con.

Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn dặm? Chế độ ăn dặm tốt cho trẻ mẹ nên biết

1.2 Cho bé vừa ăn vừa xem tivi

Khi cho bé vừa ăn vừa xem tivi vừa ăn hoặc để bé vừa ăn vừa đi chơi, bé sẽ không tập trung vào bữa ăn, men tiêu hóa không tiết ra nhiều làm bé ăn không ngon miệng và có thể kém hấp thu.

1.2 Cho trẻ ăn bột, ăn cháo khi nằm

Ở độ tuổi tập ăn dặm, bé bắt đầu làm quen với một loại thức ăn mới ngoài sữa nên đôi khi động tác nuốt vẫn chưa thuần thục, thậm chí có thể bị sặc. Khi bé nằm ăn, những cơ chế bảo vệ, chống sặc sẽ kém hiệu quả, bé dễ bị sặc thức ăn vào phổi, rất nguy hiểm. Với các bé khó ăn, gia đình cố gắng kiên trì, cho bé ngồi ăn, ăn từ ít tới tăng nhiều dần lên.

1.3 Nấu cháo 1 lần dùng cho cả ngày

Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, việc nấu cháo vào buổi sáng và ăn 3 bữa trong ngày về cơ bản là vẫn được, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Việc lưu trữ cả ngày như vậy không chắc sẽ luôn sạch sẽ và việc hâm đi hâm lại có thể làm mất đi các chất bổ dưỡng.

13-sai-lam-khi-cho-tre-an-dam-thuong-gap-nhat-1-voh

Mỗi cữ cháo ăn dặm của bé nên được nấu mới hoàn toàn (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, một ngày ăn 3 cữ cùng một loại cháo có thể làm bé mau ngán. Vậy, nếu thu xếp được, có thể chỉ nấu sẵn cho buổi sáng và trưa, buổi chiều nên nấu một vị khác. Như vậy sẽ đa dạng thức ăn và an toàn thực phẩm sẽ tốt hơn.

1.4 Chỉ cho trẻ dùng nước hầm xương

Sai lầm tiếp theo mà rất nhiều bà mẹ mắc phải đó là chỉ cho trẻ ăn nước, không ăn cái dù trẻ đã ở trong giai đoạn có thể ăn được các loại loại cá, tôm, thịt... băm nhuyễn.

Thực tế, thành phần dinh dưỡng có trong các loại nước ninh xương thường chỉ có các axit amin giúp làm ngọt nước, ngon miệng. Xét về thành phần dinh dưỡng trong loại nước này là vô cùng thấp. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng:

  • Chỉ cần 20g thịt, trứng, tôm hoặc cá đã cung cấp lượng đạm lớn rất nhiều so với 100ml nước ninh xương.
  • Trong 100g cá, tôm, tép cung cấp khoảng 2.000 – 3.000mg canxi nhưng khi đem những loại thực phẩm này đi ninh với 100ml nước thì lượng canxi chỉ còn khoảng 33.5mg.

Hơn thế, trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi đã có thể ăn được các loại thịt, cá băm nhuyễn... Việc chỉ cho trẻ ăn nước, không ăn cái, đặc biệt là các món thịt, cá sẽ khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất, đồng thời cũng làm hạn chế khả năng nhai của trẻ.

Xem thêm: Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 đến 12 tháng hơn 30 món

1.5 Cho trẻ ăn một món trong thời gian dài

Một sai lầm khác mà các bậc cha mẹ cần nên tránh chính là việc cho trẻ ăn lặp đi lặp lại một món trong thời gian dài.  

Khuyến nghị hàng đầu của các chuyên gia dinh dưỡng đối với trẻ em trong độ tuổi ăn dặm là nên ăn đa dạng thực phẩm. Một chế độ dinh dưỡng đa dạng sẽ giúp cho trẻ hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn uống đa dạng cũng sẽ giúp cho trẻ tập được thói quen ăn uống tốt, không kén ăn.

Việc chỉ cho trẻ ăn liên tục một món ăn trong nhiều ngày có thể dẫn đến tình trạng trẻ sợ ăn, chán ăn. Đồng thời, khiến trẻ bị dư thừa một loại chất nào đấy do được cung cấp quá nhiều.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

1.6 Không tập cho trẻ ăn thô

Một quan điểm thường hay gặp phải ở các bà mẹ dẫn đến thói quen ăn uống sai cho trẻ, đó là không cho trẻ ăn thô.

Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, việc mẹ cho bé ăn những loại thức ăn mềm, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ là hoàn toàn đúng. Nhưng sau vài tháng, độ thô của thức ăn cần phải được tăng lên.

Đến giai đoạn trẻ từ 10 – 12 tháng, mẹ nên tập cho trẻ ăn các loại thức ăn có dạng hơi thô như cháo hạt vỡ chứ không phải dạng cháo bột xay nữa.

13-sai-lam-khi-cho-tre-an-dam-thuong-gap-nhat-2-voh
Không tập cho bé ăn thô là một trong nhiều sai lầm nhiều mẹ mắc phải (Nguồn: Internet)

Khi trẻ trên 12 tháng thì bé đã có thể ăn được các loại thức ăn khác ngoài cháo và bột, chẳng hạn như: mì, miến, bún phở bóp vụn ra nấu hay các loại súp với các thành phần được cắt dạng hạt lựu.

Khi trẻ gần được 2 tuổi, cha mẹ nên cho bé ngồi cùng bàn ăn với gia đình để trẻ có thể tập ăn các loại thức ăn mềm, các loại thức ăn khá quen thuộc trong cuộc sống.

Nên tránh trường hợp cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn cho đến khi trẻ được 2 tuổi, vì có thể dẫn đến một số tác hại sau:

Khiến bộ nhai của trẻ không được làm quen với thức ăn cứng và lợi của trẻ cũng sẽ không chắc. Đồng thời, không thể kích thích các vấn đề về nha chu và răng phát triển tốt.

Có thể dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn do không tạo được hứng thú cho trẻ vì bé không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các món ăn.

Bất tiện trong việc chăm sóc khi trẻ đến độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo.

1.7 Không cho bé ăn dầu

Trong khẩu phần ăn của trẻ luôn phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, đó là: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại cắt đi lượng chất béo của trẻ mà không hề biết rằng đây chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho trẻ.

Chính vì thế, trong mỗi bữa cháo ăn dặm của trẻ mẹ nên nêm thêm dầu ăn dành cho trẻ. Để tập cho bé làm quen, mẹ nên cho từ ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt, sau đó tăng lên 1 – 2 muỗng trong mỗi bữa ăn.

Xem thêm: Mách mẹ 7 loại dầu ăn dặm cho bé "ngon-bổ-rẻ"

1.8 Dùng quá nhiều đồ đông lạnh để chế biến bữa ăn cho bé

Bé cần được ăn những thức ăn tươi ngon, còn nhiều chất bổ dưỡng. Những thức ăn để lâu hơn sẽ trữ trong ngăn đá và 1 lần rã đông trước khi nấu cũng không làm mất chất. Nhưng chỉ để đông lạnh trong trường hợp không thể làm khác hơn. Thức ăn cần được rửa sạch, cắt ra và phân thành từng phần vừa đủ cho từng bữa ăn. Những thức ăn dự kiến sẽ ăn trong ngày thì chỉ cần để trong ngăn mát.

1.9 Ngậm thìa của bé khi đút ăn

Nhiều mẹ trước khi bón bột hoặc cháo cho bé ăn dặm thường có thói quen cho thìa vào miệng mình trước để “vun đều” hoặc làm sạch những thức bám xung quanh. Tuy nhiên, hành động này lại là nguồn lây truyền bệnh qua đường tiêu hóa và răng miệng. Do đó, đây là loại sai lầm mà các mẹ cần nên tránh khi cho bé ăn dặm.

1.10 Kéo dài thời gian cho trẻ ăn dặm

13-sai-lam-khi-cho-tre-an-dam-thuong-gap-nhat-3-voh
Một bữa ăn dặm lý tưởng chỉ nên gói gọn từ 20 - 30 phút (Nguồn: Internet)

Cố gắng cho bé ăn hết chén cháo/bột, hoặc vừa cho bé ăn dặm vừa để bé chơi đùa khiến bữa ăn của trẻ có thể kéo dài 1 – 2 tiếng .... là một trong những sai lầm phổ biến nhất.

Thời gian lý tưởng của một bữa ăn ở trẻ ăn dặm chỉ nên kéo dài trong khoảng 20 phút. Nếu sau thời gian này, bé sẽ có cảm giác chán ăn và không muốn ăn nữa.

1.11 Bỏ qua các vấn đề thường gặp ở trẻ

Trẻ trong giai đoạn ăn dặm có thể gặp phải rất nhiều vấn đề như bị biếng ăn, táo bón, tiêu chảy.... đặc biệt là tình trạng dị ứng. Nếu không được quan tâm, chăm sóc kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Xem thêm: Cho trẻ ăn dặm và 12 vấn đề thường gặp

1.12 Cân nhắc khi áp dụng các phương pháp mới liên quan đến ăn dặm

Có khá nhiều phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay, tuy nhiên, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào mẹ cũng cần phải tìm hiểu kỹ. Chẳng hạn việc ăn dặn theo kiểu tự chỉ huy (baby led weaning) cho bé tự cầm và cắn từng miếng, phải đảm bảo thức ăn mềm để khi cắn sẽ tan trong miệng chứ không thành một cục sẽ có nguy cơ gây nghẹn.

Ngoài ra, tất cả các phương pháp ăn dặm hiện nay đều không nêm thêm muối hoặc đường và thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi. Lượng muối và đường có sẵn trong thức ăn đã đủ cho bé và hoàn toàn phù hợp với hệ thống thận còn non nớt của bé trong độ tuổi này.

Xem thêm: Nêm gia vị cho bé ăn dặm như thế nào để đảm bảo an toàn sức khỏe?

2. Cha mẹ cần kiên nhẫn khi cho con ăn dặm

Tập cho con ăn dặm là cả một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn từ người lớn và sự hợp tác của trẻ con. Vì thế, cha mẹ cần nắm được một số phản ứng của trẻ trong giai đoạn này để kịp thời xử trí.

2.1 Bé lè thức ăn ra ngoài

Việc bé ngồi lè hết thức ăn ra ngoài là hoàn toàn bình thường. Chúng ta cứ kiên nhẫn, không la mắng khi bé lè thức ăn hay ăn không hết bữa. Nếu cữ này bé ăn không hết, cữ sau bé đói sẽ ăn nhiều hơn.

13-sai-lam-khi-cho-tre-an-dam-thuong-gap-nhat-4-voh

Cha mẹ cần có sự kiên nhẫn khi tập cho con ăn dặm (Nguồn: Internet)

2.2 Bé không chịu ăn món mới

Các bé thường có tâm lý sợ thức ăn mới nên việc tập cho bé ăn bột và rau quả đôi khi khá khó khăn. Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy trung bình các bé phải cần đến …15 lần giới thiệu món ăn mới thì mới chịu “chiếu cố” ăn một chút

Nên nếu bé không ăn cũng đừng tỏ thái độ bực bội hay thất vọng. Ngoài ra, chính chúng ta cũng nên ăn các thức ăn đó để bé thấy “an toàn” và dần dần sẽ thử.

Trong những trường hợp không đủ thời gian chế biến mỗi ngày thì bột ăn sẵn của những công ty có uy tín, phù hợp an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là những lựa chọn đáng tin cậy cho các bậc cha mẹ. Các loại bột này có ưu điểm là đa dạng về chủng loại, nhiều vị cho ta lựa chọn, đã được tính toán phù hợp với nhu cầu theo từng độ tuổi và nhất là không mất nhiều thời gian để chuẩn bị.

Các loại bột ăn dặm RiDIELAC giàu đạm, cùng với 21 vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển thể chất toàn diện. Sản phẩm của công ty sữa Việt Nam (Vinamilk).

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái