Thai nhi 34 tuần tuổi: Những điều bất ngờ dành cho mẹ

(VOH) – Thai nhi 34 tuần hầu như đã phát triển đầy đủ về thể chất. Trong bụng mẹ, bé đã chiếm khá nhiều không gian và chỉ còn một vài tuần nữa là em bé chính thức đủ tháng để chào đời.

Theo dõi sự phát triển của thai nhi dường như là mối quan tâm duy nhất của bạn trong lúc này. Mặc dù cơ thể đã vô cùng mệt mỏi và nặng nề nhưng hầu như các bà mẹ đều không ngừng thắc mắc liệu rằng em bé 34 tuần tuổi sẽ phát triển như thế nào?

1. Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn ?

Bước sang tuần 34 của thai kỳ, bé yêu của bạn đã dài hơn 46cm và nặng gần 2.4kg, theo chuẩn là 2.377kg. Hiện tại bạn đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ và chỉ còn hơn 1 tháng nữa thôi em bé sẽ được chào đời.

Mỗi tuần trôi qua, thai nhi sẽ liên tục tăng cân để đạt cân nặng tiêu chuẩn (dao động khoảng từ 2.9 – 3.8kg) tại thời điểm chuyển dạ.

Ngoài ra, thai nhi 34 tuần tuổi các chỉ số thai nhi khác mà bé sẽ đạt được bao gồm:

1.1 Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không ?

Như đã nói, cân nặng trung bình của thai nhi 34 tuần sẽ đạt khoảng 2.377kg. Do đó, nếu em bé ở tuần thứ 32 chỉ đạt 2kg thì sẽ không đạt chuẩn so với mức trung bình, tuy nhiên mức chênh lệch này là không đáng kể, bởi bé chỉ kém 377gr.

Thời điểm này, bạn vẫn còn có thể cải thiện cân nặng của bé thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày ở những tuần sau.

2. Sự phát triển thai nhi 34 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi tính đến thời điểm hiện tại gần như là hoàn thiện. Lớp bã nhờn có tác dụng giữ ấm và bảo vệ cho bé sẽ dày lên trong tuần này. Lớp lông tơ gần như biến mất.

Móng tay và móng chân của bé giờ đã mọc đến các đầu ngón.

Mắt của bé đã phát triển ở mức con ngươi có thể giãn ra và phản ứng lại với ánh sáng. Bé cũng đã nhận biết được giọng nói quen thuộc và lời hát, bởi tai bé đã có thể truyền thông điệp âm thanh đến não.

Bên trong cơ thế bé, hệ thần kinh đang phát triển mạnh mẽ. Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa cũng đã được hoàn thiện. Thận đã phát triển đầy đủ và gan đã có thể sản sinh ra chất thải.

thai-nhi-34-tuan-tuoi-nhung-dieu-bat-ngo-danh-cho-me-voh

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi (Nguồn: Internet)

Khung xương của bé ngày một cứng cáp hơn. Tuy nhiên, xương sọ thì vẫn mềm mại cho đến khi bé chào đời.

Thai nhi 34 tuần đã bắt đầu sản sinh nhiều hormone giới tính. Chính sự hiện diện của hormone giới tính sẽ làm cho bộ phận sinh dục của một số bé trai lớn hoặc sưng lên, đôi khi làm cho bìu bị sẫm màu trong vài tuần đầu.

Ở tuần này, do em bé đã lớn nên tử cung dần chật chội, ít chỗ trống để bé có thể nhào lộn hay vùng vẫy. Vì thế, bạn sẽ không cảm nhận được nhiều các cử động của thai như những tuần thai trước. Tuy nhiên, nếu theo dõi cử động thai bạn sẽ thấy số lần đạp của con vẫn giữ nguyên và bình thường.

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ

2.1 Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non có sao không ?

Đến tuần thứ 34, đa phần thai nhi đều đã sẵn sàng ở vị trí sinh và bác sĩ đã có thể cho bạn biết em bé đang ở vị trí ngôi thai nào.

Nếu bạn sinh ở tuần này thì được gọi là thai sinh non vừa (từ 32 – 34 tuần) và em bé được sinh ra vẫn có cơ hội sống sót. Tuy nhiên, trẻ sinh non luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, vì thế bạn hãy chăm sóc và dinh dưỡng cho bản thân thật tốt để bé được sinh ra đủ tháng.

Xem thêm: Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà để bé luôn khỏe mạnh, tăng cân đều

3. Dấu hiệu mang thai 34 tuần

Mang thai 34 tuần, bạn hoàn toàn có thể nhận thấy sự khác biệt trong cơ thể mình, nhất là khi em bé đã di chuyển xuống phía dưới khung chậu (hiện tượng sa bụng).

Nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ nhận thấy bụng của mình ngày càng thấp xuống và nghiêng về phía trước nhiều hơn. Cảm giác bị tăng áp lực cho vùng chậu, hông và bàng quang khiến bạn thường xuyên mắc tiểu hoặc bị tiểu són.

Bạn tiếp tục phải đối mặt với triệu chứng phù nề ở tuần thai 34, tuy nhiên các triệu chứng như: hụt hơi, ợ nóng... sẽ được giảm.

Ngoài ra, các triệu chứng mang thai khác mà bạn có thể sẽ gặp phải đó là:

  • Rỉ sữa non.
  • Tóc mọc nhanh.
  • Xuất hiện vết rạn da.
  • Lồi rốn.

thai-nhi-34-tuan-tuoi-nhung-dieu-bat-ngo-danh-cho-me-1-voh

Lồi rốn là dấu hiệu thường gặp trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

  • Tăng tiết dịch âm đạo.
  • Táo bón, bệnh trĩ.
  • Mờ mắt tạm thời.

Còn khoảng hơn 1 tháng nữa là em bé của bạn sẽ được chào đời nhưng với bạn lúc này mỗi ngày trôi qua đều thật dài và dường như bạn cảm thấy mình sắp không thể chịu đựng thêm được nữa.

Bạn còn rất nhiều thứ phải sắp xếp và bạn lo lắng mình sẽ không có đủ thời gian để thực hiện. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn hiện tại không phải chỉ có một mình, bạn có thể chia sẻ bớt công việc với chồng để dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Nếu bạn đang đi làm thì có thể bạn đã bắt đầu nghỉ thai sản từ tuần này, giờ đây bạn không còn phải chịu những áp lực từ công việc, do đó hãy tận hưởng khoảng thời gian “nghỉ dưỡng” thực thụ này đi, bởi bạn và bé yêu sắp trải qua một cuộc “vượt cạn” vô cùng quan trọng.

3.1 Thai 34 tuần ra dịch màu nâu có sao không ?

Ra dịch màu nâu ở tuần 34 có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm, polyp tử cung.... hoặc nguy hiểm hơn chính là tình trạng dọa sinh non. Tuy nhiên, đối với dọa sinh non thì bên cạnh việc xuất hiện dịch màu nâu sẽ còn kèm theo các triệu chứng khác như:

  • cơn gò tử cung gây đau (4 cơn gò trong 20 phút hoặc 6 cơn gò trong 40 phút).
  • Ra huyết hồng âm đạo.
  • Đau bụng dưới, đau lưng từng cơn kiểu co thắt.
  • Ra nước âm đạo (vỡ ối).

Vì có quá nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ra dịch màu nâu ở tuần 34 thai kỳ, do đó, trong trường hợp này tốt nhất thai phụ nên đến bệnh viện để được kiểm tra và thăm khám.

Xem thêm: Vỡ ối – dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần biết để chuẩn bị đón con yêu

4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 34

Các vấn đề sức khỏe như chứng tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, hội chứng chân không yên, ống cổ tay... vẫn chưa thực sự “bỏ qua” cho mẹ bầu. Nếu bạn thấy có triệu chứng của những căn bệnh này, bạn cần thăm khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bơi lội rất tốt cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên, trước khi bơi lội bạn cần xác định xem các hóa chất trong hồ bơi có thật sự an toàn với thai kỳ của bạn hay không. Mặc dù chưa có nhiều dữ liệu cho thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh có liên với đến việc khử trùng bằng clo trong hồ hơi. Tuy nhiên, thận trọng vẫn không phải điều thừa thãi đối với bạn trong lúc này.

Xem thêm: Đừng chủ quan với chứng tiền sản giật – tai biến sản khoa cực kỳ nghiêm trọng

4.1 Khi thai nhi 34 tuần tuổi nên kiêng gì ?

  • Không nên ngủ trưa nhiều hơn một tiếng. Ngủ trưa quá nhiều có thể khiến bạn bị mất ngủ ban đêm.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách đi bộ, đi dạo. Không hoạt động thể lực nặng nề trong những tuần cuối thai kỳ vì sẽ không an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi. Nếu bạn muốn uống thuốc trị chứng mất ngủ thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

thai-nhi-34-tuan-tuoi-nhung-dieu-bat-ngo-danh-cho-me-2-voh

Bà bầu nên hạn chế sự dụng thuốc khi mang thai (Nguồn: Internet)

4.2 Có thai 34 tuần mẹ nên ăn gì ?

Cân nặng thai nhi sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ, nếu bạn ăn uống không đủ chất sẽ dẫn đến thai nhi phát triển chậm, từ đó chỉ số cân nặng sẽ thấp hơn mức tiêu chuẩn thông thường.

Để con tăng cân đúng chuẩn, khỏe mạnh, bạn cần chú ý bổ sung nhiều các nhóm thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm giàu đạm: thịt bò, thịt nạc, trứng gà, cá hồi, tôm, cua, sữa tiệt trùng....
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, bí đỏ, yến mạch, súp lơ xanh, viên uống sắt....
  • Thực phẩm giàu canxi: Các loại sữa, cua biển, kiwi, các loại đậu, trứng gà, viên uống canxi....
  • Thực phẩm giàu vitamin: Cam, chuối, bưởi, ổi, nước dừa, đậu hũ, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt....

Đồng thời, trong khoảng thời gian này bạn cũng cần hạn chế ăn những loại thực phẩm chưa được nấu chín, rượu, bia, cà phê.... và không hút thuốc lá.

Như vậy, các mẹ đã biết ở tuần thai 34 này bé yêu của mình đã có những sự phát triển gì chưa? Cùng chờ xem trong tuần sau sẽ có thêm những điều thú vị nào nhé, chắc chắn mỗi tuần sẽ là một niềm vui bất ngờ dành cho mẹ!