Di chúc phải công chứng mới hợp pháp ?

(VOH) - Thính giả Thanh Nga hỏi: mẹ chị đã ra phường làm di chúc và được chứng nhận vào sổ bộ để lại thừa kế căn nhà cho 3 chị em chị. Như vậy thủ tục có hợp lệ không và có cần ra công chứng bản di chúc ?

Hình thức di chúc phải lập thành văn bản. Nếu không thể lập bằng văn bản thì pháp luật có qui định có thể làm di chúc bằng miệng.

Điều 650 Luật Dân sự qui  định Di chúc có 4 loại: di chúc bằng văn bản có người làm chứng và không người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bằng văn bản có chứng thực.Ngoài ra, còn có di chúc bằng miệng trong trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa hoặc bệnh tật, do các nguyên nhân khác không thể làm di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng.

Tuy nhiên, 3 tháng sau khi lập di chúc bằng miệng mà người lập di chúc vẫn sống thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ không còn hiệu lực nữa. Di chúc miệng phải được lập trước mặt ít nhất 2 người làm chứng, ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại cùng  ký tên, điểm chỉ và trong thời hạn 5 ngày di chúc đó phải được công chứng hoặc chứng thực sau đó mới hợp pháp.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu và luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường Ban Tuyên truyền Hội Luật gia thành phố trả lời:

 Di chúc có thể lập bằng miệng nhưng phải có ít nhất 2 người làm chứng và ghi ngay thành văn bản, có ký tên, điểm chỉ và chứng thực trong 5 ngày sau khi lập..