Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam

Hiểu được quy trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ, đường hàng không sẽ giúp người mua tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi nhập hàng hóa.

1. 2 cách nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam

Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam thường có 2 cách:

  • Cách 1: tự nhập hàng thông qua đường chính ngạch (tự mình mua trực tiếp, làm việc với nhà cung cấp ở nước bạn).
  • Cách 2: Nhập khẩu hàng hóa thông qua đường tiểu ngạch (nhờ đơn vị mua hộ để được hỗ trợ mua hàng, ship về tận tay).
quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-tu-nuoc-ngoai-ve-viet-nam-voh-1
Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch, chính ngạch

So sánh 2 cách nhập hàng hóa nêu trên, cách nhập bằng đường chính ngạch có phần phức tạp hơn so với đường tiểu ngạch. Cụ thể:

2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường chính ngạch

Quy trình làm hàng nhập khẩu bằng đường chính ngạch thường phức tạp, người mua hàng phải là công ty, và có đơn vị đối tác làm việc ở bên nước ngoài. Khi nhập hàng hóa cần có hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, hồ sơ cụ thể thì mới được thông quan dễ dàng.

Cụ thể như sau:

Công ty tại Việt Nam kết nối với nhà cung cấp bên nước ngoài => Đồng ý thương lượng giá cả => Công ty nhập khẩu thanh toán hóa đơn bằng cách chuyển tiền sang nước ngoài, có thể là đặt cọc hoặc thanh toán hết => công ty cung cấp bên nước ngoài sẽ dựa vào hợp đồng để phân phối và bán đầy đủ sản phẩm mà công ty nhập yêu cầu. 

Hàng hóa sẽ được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam theo đường bộ, đường hàng không hoặc đường biển. Trong đó, đường bộ được nhiều người lựa chọn nhất vì dễ thông quan, thời gian hàng về nhanh, mà chi phí thấp. Còn đường biển khá phức tạp, đường hàng không chi phí cao.

Khi gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam, nhà cung cấp sẽ hoàn tất những hồ sơ, chứng từ và giấy tờ cần thiết để đảm bảo hàng hóa của khách về đến nơi an toàn, được thông quan dễ dàng. Qua quá trình thông quan, khi hàng về tại Việt Nam, người nhận đến khu vực hải quan để nhận hàng hóa (khi nhận hàng có thể sẽ phải xuất trình giấy tờ, hoàn tất thủ tục nhận hàng, thanh toán thuế phí nếu có…)

quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-tu-nuoc-ngoai-ve-viet-nam-voh-2
Nhập khẩu chính ngạch thường yêu cầu về giấy tờ, chứng từ phức tạp

Ưu điểm của hình thức nhập khẩu hàng hóa chính ngạch đó là an toàn, được kiểm tra nghiêm ngặt và không sợ bị mất hàng (nếu hàng hóa bị thiếu hoặc thất lạc, người mua sẽ được bảo hiểm đền bù).

Còn hạn chế của cách nhập hàng này đó chính là phí vận chuyển cao, đòi hỏi quá nhiều giấy tờ. Có khi hàng hóa không thể thông quan. Và gặp nhiều vấn đề về thủ tục, chi phí.

3. Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường tiểu ngạch

Đường tiểu ngạch cũng tương tự như đường chính ngạch. Nhưng bằng một cách nào đó, các công ty vận chuyển sẽ miễn thuế cho người mua hàng. Do vậy, người mua sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền. Bên cạnh đó, không cần yêu cầu giấy tờ, chứng từ phức tạp mà hàng hóa vẫn được về nước theo đúng thời gian và yêu cầu.

Thông thường phí vận chuyển hàng hóa khi nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch sẽ tính theo cân nặng hoặc khối lượng. Đơn hàng càng nặng thì cước phí càng ở mức ưu đãi, thích hợp đối với những nhà kinh doanh có tài chính hạn hẹp hoặc mới bắt đầu vào nghề.

Tuy nhiên, nhập khẩu hàng hóa bằng đường tiểu ngạch sẽ gặp vài hạn chế như: hàng hóa dễ bị mất do hải quan thu giữ hoặc tiêu hủy do vi phạm chính sách, hàng hóa cũng dễ bị ướt hoặc hư hỏng do quá trình vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam.

quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-tu-nuoc-ngoai-ve-viet-nam-voh-3
Nhập khẩu đường tiểu ngạch chủ yếu là đường biển, đường bộ

Nhìn chung, quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường tiểu ngạch khá đơn giản nhưng chỉ có thể áp dụng đối với những quốc gia lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia… còn đối với những chuyến hàng được chuyển hàng Singapore về Việt Nam, hoặc các nước từ Châu Âu, Châu Mỹ thì thường chỉ có duy nhất một con đường là chính ngạch.

4. Lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài

Hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài cần là hàng có giấy tờ, nguồn gốc, không được nhập những mặt hàng cấm theo quy định của pháp luật hoặc ngành vận chuyển.

Quá trình chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam có thể gặp nhiều khó khăn. Do vậy, nếu chưa có kinh nghiệm hoặc kiến thức, người mua nên lựa chọn cho mình đơn vị trung gian như mua hộ để được hỗ trợ những ngày đầu nhập hàng.

Thực tế hàng chính ngạch hay tiểu ngạch đều đúng pháp luật. Chỉ có điều hàng chính ngạch khó đi hơn hàng tiểu ngạch. 

Nên nhập những mặt hàng có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hạn chế nhập mặt hàng không rõ nguồn gốc về tiêu thụ trên thị trường.

Trên đây là những thông tin về quy trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam với mục đích kinh doanh. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc đang có nhu cầu kinh doanh hàng hóa.

Bài viết được cung cấp bới công ty Quý Nam