Tranh chấp lao động là gì ? Giải quyết ra sao ?

(VOH) Nhiều thính giả hỏi: Tranh chấp lao động là như thế nào và khi xảy ra tranh chấp lao động thì giải quyết ra sao ?

+ Tranh chấp lao động là tranh chấp quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động  ( tranh chấp cá nhân ) hoặc  tập thể lao động với người sử dụng lao động. (tập thể).

+ Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp, hoặc một bộ phận của một doanh nghiệp.

+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các qui định pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc các quy chế thỏa thuận khác mà tập thể  lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.

+ Tranh chấp lao động tập thể yêu cầu xác lập điều kiện lao động mới so với qui định pháp luật của lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể, nội qui lao động đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Điều kiện lao động mới là việc sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động tập thể, tiền lương,tiền thường, thu nhập định mức lao động thời giờ làm việc, thời  giờ nghĩ ngơi, phúc lợi khác...

+ Khi xảy ra tranh chấp lao động thì giải quyết trên 4 nguyên tắc: Thương lượng trực tiếp, hai bên tự dàn xếp với nhau tại nơi xảy ra tranh chấp; Trọng tài hòa giải tôn trọng quyền và lợi ích của 2 bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật; Phải được giải quyết công khai khách quan kịp thời nhanh chóng đúng với pháp luật; Có sự tham gia của  đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết

+ Trong quá trình tranh chấp hai bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình thường là Ban chấp hành công đoàn. Việc rút đơn hoặc thay đổi nội dụng tranh chấp hay yêu cầu thay người trực tiếp đại diện giải quyết tranh chấp khi có  lý do chính đáng cho rằng người đó không đảm bảo khách quan công bằng trong quá trình giải quyết tranh chấp.

+ Hai bên phải có nghĩa vụ cung cấp đầu đủ tài liệu chứng cứ và nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận đã đạt được.Chỉ có 2 cơ quan: Hội đồng hòa giải  cơ sở,hòa giải viên lao động; hoặc Tòa án và chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết TCLĐ.

 

Hình minh họa