Châu Á "thua" trong cuộc chiến chống khô hạn

(VOH) - Nắng nóng kỷ lục cùng với hạn mặn nghiêm trọng khiến cho hàng triệu người dân Châu Á rơi vào cảnh khốn cùng.

Nhà phân tích thời tiết nổi tiếng Maximiliano Herrera sau khi phân tích biểu đồ thời tiết cho biết: “Đợt nắng nóng tại Châu Á hiện nay, giống như đợt nắng nóng xảy ra vào năm 1960, 1983 và 1998, nhưng nếu nói về thời gian, cường độ nóng và khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thì 3 nước Thái, Lào và Campuchia bị ảnh hưởng nặng nề nhất”.

(Ảnh minh họa: savongschool)

Các nhà khoa học cho rằng sẽ có thêm nhiều người chết nữa do nhiệt độ ngày càng cao.

Đợt nắng nóng tại Ấn Độ năm 2015 đã giết chết 2.422 người, là con số kỷ lục trong vòng hai thập niên qua. Đợt nắng nóng từ giữa tháng 4/2016 đến nay, cũng làm cho hơn 150 người dân Ấn Độ bị chết. Nắng nóng tàn phá cây công nghiệp và là nguyên nhân khiến nhiều gia súc bị chết.

Tại bang Maharashatra nơi đông người giàu có bậc nhất của Ấn Độ, hạn hán nghiêm trọng nhất trong 4 thập niên qua, không những làm cho cây trồng chết khô, mà còn khiến nhiều gia súc chết vì đói khát. Hồ dự trữ nước cạn trơ đáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất điện và nhà máy năng lượng mặt trời.

Tại Malaysia, hàng trăm trường học phải đóng cửa, còn nông dân thì mất trắng mùa màng.

Tại Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới, hạn hán nghiêm trọng cũng khiến cho ruộng đồng nứt nẻ, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và cây tiêu chết khô.

Một vùng đất nứt nẻ bởi hạn hán (Nguồn: scmp)

Nguyên nhân được cho là hiện tượng El Nino khiến cho nhiệt độ nước biển tăng cao 2 hoặc 3 năm/lần. El Nino được cho rằng là nguyên nhân khiến cho nhiệt độ tăng cao và hạn hán nghiêm trọng.

Giáo sư Jin-Yi-Yu làm việc tại đại học tổng hợp California giải thích: “Vì bị cản trở trong quá trình bay hơi, nên hơi nước không bốc hơi được. Đây là một nguyên nhân làm cho nước mưa bị cản trở, không rơi xuống Châu Á trong thời gian xảy ra hiện tượng El Nino”.

Sau El Nino là La Nĩna. Nhà biên tập nổi tiếng Blair Trewin có thời gian 5 năm nghiên cứu về thời tiết (2011-2015) thuộc Tổ chức Khí tượng thủy văn thế giới cho biết : “Sự thật, đa số dự báo về sự thay đổi nhanh chóng dẫn đến hiện tượng La Nina sẽ xảy ra từ 3 đến 4 tháng sau” .

Năm 2016 có thể là năm nóng nhất. Nhà khoa học Ấn Độ Dilip Kothawale cho biết : “Nhiệt độ sẽ tăng theo từng năm”.