Indonesia chạy thử tàu điện ngầm MRT đầu tiên

(VOH) - Thủ đô Jakarta của Indonesia hôm nay đã tiến hành chạy thử chuyến đầu tiên trong hệ thống tàu điện ngầm tốc độ cao (MRT) trị giá 3 tỷ USD nhằm giải quyết vấn nạn kẹt xe trầm trọng ở nước này.

Hệ thống tàu điện ngầm tốc độ cao (MRT - Mass Rapid Transit) ở Indonesia sẽ chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 26/3  tới, được phát triển với chuyên môn kỹ thuật và tài trợ đến từ Nhật Bản. Đây cũng là kế hoạch trọng tâm trong phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia dưới thời Tổng thống Joko Widodo - người đang tìm kiếm sự ủng hộ cho kỳ bầu cử sắp tới vào tháng 4 năm nay.

Hệ thống MRT ở Indonesia thành hình đã mang lại rất nhiều sự hứng khởi cho người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Mika, một sinh viên 23 tuổi đã đăng ký trước vài tuần lễ để trở thành hành khách cho buổi chạy thử nghiệm, hào hứng cho biết hệ thống MRT trông quá ấn tượng, "cảm giác như đang ở nước ngoài, như đang ở Singapore."

Tuy nhiên, một số hành khách khác vẫn còn phàn nàn vì một số cơ sở vật chất trong nhà ga và đường trung chuyển vẫn chưa được hoàn thành.

"Một số cơ sở hạ tầng hỗ trợ dành cho người đi bộ và hành khách vẫn chưa hoàn thiện", ông Irfan, 40 tuổi, hành khách đi cùng với con trai cho biết.

Hiện tại, các hạng mục còn lại đang được công nhân chạy đua để hoàn thiện kịp ngày MRT chính thức đi vào hoạt động.

Giai đoạn đầu tiên là đoạn đường dài 16 km chạy ngầm một phần từ phía nam đến trung tâm Jakarta dọc theo một trong những con đường chính của thành phố. Thời gian đi tàu mất khoảng 30 phút, so với khi đi xe trong giao thông thông thường là một giờ đồng hồ.

Tuyến thứ hai dài 8 km kết thúc ở phía bắc Jakarta  đang được tiến hành và dự kiến sẽ được vận hành vào năm 2025.

Giá vé ban đầu được thiết lập ở mức 10.000 rupiah (tương đương khoảng 0,7 đô la Mỹ) và các chuyến tàu có thể chở hơn 28.000 hành khách mỗi ngày.

Indonesia đã trì hoãn xây dựng hệ thống tàu điện ngầm MRT hơn 20 năm. Cuối cùng dự án đã được ra mắt vào năm 2013 và ban đầu dự kiến sẽ đi vào vận hành vào năm 2018.

Một tàu MRT vừa đến nhà ga sau chuyến chạy thử nghiệm thành công vào ngày 12/3/2019 tại Jakarta, Indonesia (Ảnh: Reuters)

Công nhân xây dựng đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng trước ngày khánh thành vào 26/3 sắp tới (Ảnh: Reuters)

Ngoài tình trạng ùn tắc giao thông vào loại trầm trọng nhất trên thế giới, thủ đô Jakarta nói riêng và Indonesia nói chung còn thường xuyên phải hứng chịu nhiều loại thiên tai như lũ lụt và động đất. Do đó, "tàu điện ngầm ở đây cũng được xây dựng để chống chọi với những thảm họa như vậy", trích lời Silvia Halim, giám đốc xây dựng của PT MRT - tập đoàn liên doanh Indonesia - Nhật Bản đang phát triển mạng lưới MRT tại nước này cho biết.

"Chúng tôi đã tham khảo các tiêu chuẩn xây dựng từ Nhật Bản. Cấu trúc đường hầm và cầu cạn được thiết kế để có thể chống lại rung chuyển ở cường độ 8 hoặc tương đương. Ngoài ra, hệ thống hàng rào chống lũ cũng đã được lắp đặt để bảo vệ các nhà ga ngầm khỏi ngập lụt", cô cho biết thêm.

 

Indonesians get first chance to ride subway in traffic-clogged capital

(Reuters) - Indonesia’s capital, Jakarta, held on Tuesday the first public trial run of its $3 billion mass rapid transit (MRT) system aimed at improving transport conditions in a city suffering some of the worst traffic jams in the world.

The MRT, which is officially due to open on March 26, was developed with Japanese expertise and funding, and is a centre-piece of an infrastructure boom under President Joko Widodo, who is seeking re-election in April.

Dozens of excited residents, many of them students, rode in the shiny, air-conditioned carriages, tested the ticketing machines, and wandered through the stations.

“I’m impressed that it’s like any foreign country, like Singapore!” said Mika, a 23-year-old student, who registered weeks ago for the trial run.

But some passengers complained that facilities in some stations and feeder lines had not been finished.

“Some of the supporting infrastructure ... for pedestrians and passengers is very incomplete,” said Irfan, 40, who had brought his son along for the subway ride.

Construction workers in hard hats were racing to finish up walkways and other facilities in some stations.

The first phase is a 16-km stretch that runs partially underground from south to central Jakarta along one of the city’s main thoroughfares. The train takes about 30 minutes, compared with more than an hour by car in regular traffic.

Construction of the second line - an 8-km stretch that ends in north Jakarta - is underway and it should be operational by 2025.

Ticket prices have been set at an initial 10,000 rupiah (70 cents) and the trains can carry more than 28,000 passengers a day.

Delayed for more than 20 years, the project was finally launched in 2013, with the first line originally scheduled to open in 2018.

As well as it awful traffic jams, Jakarta regularly suffers from floods and earthquakes and the MRT was built to withstand such disasters, said Silvia Halim, construction director of PT MRT, the Indonesian-Japanese consortium that is developing the network. 

“We have used the reference of standards from Japan,” Halim said. “The structure of the tunnel and the viaduct can hold up against a magnitude of 8 or equivalent.”

Flood barriers have been installed to protect the underground stations from inundation, she said.