Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 12»Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền»Di truyền liên kết giới tính, di truyền ...

Di truyền liên kết giới tính, di truyền ngoài nhân là gì?

Di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân là một phần kiến thức quan trọng trong các quy luật di truyền. Các em học sinh hãy cùng tìm hiểu kiến thức này thông qua bài viết sau đây.

Xem thêm

Di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân là một phần kiến thức quan trọng trong các quy luật di truyền. Giúp hiểu về sự truyền tải các đặc điểm di truyền qua các cơ chế đặc biệt ảnh hưởng đến giới tính và di truyền bên ngoài nhân của các loài sinh vật. Cùng VOH Giáo dục tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung và các bài tập liên quan qua bài viết dưới đây: 


1. Di truyền liên kết giới tính

1.1. Nhiễm sắc thể khác giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể

NST giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính. Ngoài các gen quy định tính đực, cái thì trên NST giới tính còn có các gen quy định tính trạng khác.

khai-niem-va-bai-tap-van-dung-cua-di-truyen-lien-ket-gioi-tinh-va-di-truyen-ngoai-nhan-voh
Cặp nhiễm sắc thể XY ở người.
  • Trong cặp NST giới tính, ví dụ cặp XY ở người ,có những vùng được gọi là vùng tương đồng và vùng không tương đồng:
  • Vùng tương đồng :chứa các lôcut gen giống nhau nên các gen ở đoạn này tồn tại thành cặp alen. 
  • Vùng không tương đồng :chứa các gen đặc trưng cho từng NST, nên gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X thì không có alen tương ứng trên NST Y và ngược lại . 
  • Trong kỳ đầu của giảm phân I, cặp NST XY tiếp hợp với nhau tại các vùng tương đồng.

Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:

  • Trong các tế bào lưỡng bội (2n) ở các loài phân tính, bên cạnh các NST thường còn có một cặp NST giới tính. Ví dụ trong tế bào lưỡng bội ở người có 22 cặp NST thường và một cặp NST giới tính :XX ở nữ hoặc XY ở nam.
  • Giới tính của một cá thể tuỳ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính trong tế bào. Xét về cặp NST giới tính, nếu giới nào chỉ cho 1 loại giao tử thì được gọi là giới đồng giao tử, còn cho 2 loại giao tử được gọi là giới dị giao tử.

Một số ví dụ kiểu NST giới tính:

KiểuGiới cái (♀)Giới đực (♂)Ví dụ
XX - XYXXXYNgười, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me…
XYXXChim, bướm, ếch nhái, bò sát, dâu tây…
XX - XOXX

XO (1 chiếc X)

Cào cào, châu chấu, gián, bọ xít, tằm…
XO (1 chiếc X)XXRệp, bọ nhậy, mối…

Ở ong, kiến thì sự xác định giới tính phụ thuộc vào bộ NST. Ví dụ:Ong đực mang bộ đơn bội (n) còn ong cái mang bộ lưỡng bội (2n).

1.2. Di truyền liên kết với giới tính

Di truyền liên kết giới tính là sự di truyền các tính trạng do gen trên NST giới tính quy định.

Gen trên NST X

Thí nghiệm: Trong khi làm thí nghiệm ở ruồi giấm, Morgan tình cờ phát hiện thấy một số ruồi đực mắt trắng. Để tìm hiểu quy luật di truyền của tính trạng này, ông đã làm thí nghiệm như sau:

Phép lai thuậnPhép lai nghịch

Ptc: ♀ mắt đỏ × ♂ mắt trắng

Ptc: ♀ mắt trắng × ♂ mắt đỏ

F1: 100% ♀, ♂ mắt đỏ

F1: 100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng

F2: 100% ♀ mắt đỏ :

F2: 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng

50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng

Nhận xét:

  • Tính trạng mắt đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng mắt trắng.
  • Kết quả lai thuận khác lai nghịch và khác kết quả phép lai của Menđen.
  • Tính trạng màu mắt có ở cả 2 giới nhưng biểu hiện không đồng đều (trong phép lai thuận, F2 chỉ có con đực mắt trắng hay trong phép lai nghịch, F1 mắt đỏ toàn con cái và mắt trắng toàn con đực).

Giải thích: Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y. Vì vậy, cá thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình.

Quy ước gen: A – : mắt đỏ (red eye) ; a : mắt trắng (white eye)

Sơ đồ lai:

Phép lai thuậnPhép lai nghịch

F2:

TLKH: 100% ♀ red :

50% ♂ red : 50% ♂ white

F2:

TLKH: 50% ♀ red : 50% ♀ white

50% ♂ red : 50% ♂ white

Đặc điểm di truyền của gen trên vùng không tương đồng của NST X:

  • Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.
  • Tính trạng được biểu hiện không đồng đều ở hai giới: giới dị giao tử (XY) chỉ cần 1 alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình nên dễ biểu hiện kiểu hình lặn hơn so với giới đồng giao tử (XX).
  • Tính trạng do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X tuân theo quy luật di truyền chéo (bố truyền gen lặn cho con gái và biểu hiện ở cháu trai): gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ.
  • Một số bệnh ở người di truyền liên kết với NST X: mù màu đỏ - lục, máu khó đông…

Gen trên NST Y:

Thường NST Y ở các loài chứa ít gen. Ví dụ ở người, NST Y có 78 gen trong đó có các gen quy định giới tính nam và các gen quy định tính trạng thường.

Gen trên vùng không tương đồng của NST Y (không có gen tương ứng trên NST X) chỉ truyền trực tiếp cho giới dị giao tử (XY) (di truyền thẳng). Vì vậy nếu những loài cặp XY là giống đực thì di truyền theo dòng bố, còn cặp XY là giống cái thì di truyền theo dòng mẹ.

Ví dụ: Ở người, gen quy định tật dính ngón tay số 2 và 3, gen quy định túm lông trên vành tai nằm trên vùng không tương đồng của NST Y nên chỉ biểu hiện ở nam giới.

Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính:

 Dựa vào một số tính trạng thường di truyền liên kết với giới tính có thể giúp nhà chọn giống sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái tuỳ thuộc mục tiêu sản xuất. 

Ví dụ : nuôi tằm cần tằm đực vì cho nhiều tơ hơn tằm cái, nuôi gà đẻ trứng cần gà mái…

2. Di truyền ngoài nhân

2.1. Thí nghiệm

Thí nghiệm của Correns (năm 1909) với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn (Mirabilis jalapa ) cho kết quả như sau:

Lai thuậnLai nghịch

P: Cây lá đốm (♀) × Cây lá xanh (♂)

F1: 100% cây lá đốm

P: Cây lá xanh (♀) × Cây lá đốm (♂)

F1: 100% cây lá xanh

2.2. Nhận xét

Kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch và khác kết quả các phép lai của Menđen.

F1 luôn có kiểu hình giống mẹ.

2.3. Giải thích

Gen không chỉ tồn tại trong nhân (hay vùng nhân) của tế bào mà còn nằm trong các bào quan ở tế bào chất (lục lạp, ti thể ở tế bào nhân thực và plasmit ở tế bào nhân sơ).

khai-niem-va-bai-tap-van-dung-cua-di-truyen-lien-ket-gioi-tinh-va-di-truyen-ngoai-nhan-voh-1
Sự đóng góp vật chất di truyền của giao tử trong thụ tinh.

Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân, hầu như không truyền tế bào chất cho hợp tử. Tế bào chất của hợp tử có nguồn gốc từ trứng. Do đó, gen nằm trong tế bào chất chỉ được mẹ truyền và biểu hiện tính trạng theo dòng mẹ.

3. Bài tập vận dụng quy luật di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân

Câu 1: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, hãy chọn kết luận đúng.

A. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại theo cặp alen.

B. Ở giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen.

C. Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.

D. Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y.

ĐÁP ÁN

A sai, vì gen nằm trên đoạn không tương đồng của Y thì không có alen trên X nên ở giới XY, gen chỉ có ở dạng đơn gen nằm trên Y mà không bao giờ tồn tại thành cặp.

B sai, vì gen nằm trên đoạn không tương đồng của X thì không có alen trên Y nhưng ở giới XX, gen luôn tồn tại thành cặp tương đồng. Vì hai NST giới tính X tương đồng với nhau, có gen trên NST X này thì cũng có gen tương ứng trên NST X kia.

C đúng, gen ở đoạn tương đồng của X và Y có mặt trên cả hai chiếc NST X và Y nên luôn tồn tại theo cặp alen.

D sai, vì đoạn không tương đồng của NST giới tính X có nhiều gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y. Ở người, bệnh mù màu, bệnh khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định.

Đáp án: C  

Câu 2: Ở đời con của phép lai nào sau đây, tỷ lệ kiểu hình ở giới đực khác nhau với tỉ lệ kiểu hình ở giới cái?

ĐÁP ÁN

A sai, đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội nên tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là giống nhau.

B sai, đời con cho tỉ lệ kiểu hình của hai giới là giống nhau và bằng 1: 1.

C sai, đời con có 100% cá thể mang kiểu hình lặn nên tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là giống nhau.

D đúng, đời con kiểu hình lặn chỉ có ở giới XY → tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với ở giới cái.

Đáp án: D

Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai nào sau đây, ở giới đực và giới cái đều có tỉ lệ kiểu hình giống nhau?

ĐÁP ÁN

Muốn biết chính xác thì ta viết sơ đồ lai của từng phép lai. Ta chỉ cần quan tâm tới cặp gen nằm trên NST giới tính (B,b)

A sai, cá thể XBY luôn cho giao tử XB nên đời con giới XX đều có kiểu hình trội XB còn cá thể X B X b cho giao tử X b nên đời con có kiểu hình lặn X bY. Tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là khác nhau.

B đúng, đời con có 100% cá thể mang kiểu hình lặn (bb) nên tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là giống nhau.

C sai, cá thể XBY luôn cho giao tử XB nên đời con giới XX đều có kiểu hình trội XB  còn cá thể X bX b cho giao tử Xb nên đời con giới XY có kiểu hình lặn XbY. Tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là khác nhau.

D sai, cá thể XBY luôn cho giao tử XB nên đời con giới XX đều có kiểu hình trội XB còn cá thể XBXb cho giao tử Xb nên đời con giới XY có kiểu hình lặn X bY. Tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là khác nhau.

Đáp án: D

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

A. Ở cơ thể sinh vật, chỉ có tế bào sinh dục mới có NST giới tính.

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể.

C. Khi trong tế bào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thì cơ thể đó là cơ thể cái.

D. Ở tế bào sinh dưỡng của cơ thể lưỡng bội, gen ở trên vùng tương đồng của NST giới tính tồn tại thành từng cặp alen.

ĐÁP ÁN

A sai, vì các tế bào của cơ thể được nguyên phân từ hợp tử sẽ có đầy đủ bộ NST của hợp tử. Do đó các tế bào sinh dưỡng cũng có NST giới tính.

B sai, vì trên nhiễm sắc thể giới tính ngoài các gen quy định giới tính của cơ thể còn có các gen quy định các tính trạng thường (gọi là hiện tượng di truyền liên kết giới tính)

C sai, vì tùy từng loại. Ví dụ ở gà thì XX là gà trống.

D đúng, gen ở đoạn tương đồng của X và Y có mặt trên cả hai chiếc NST X và Y nên luôn tồn tại theo cặp alen.

Đáp án: D

Câu 5: Ở quy luật di truyền nào sau đây, gen không di truyền theo quy luật phân li của Menđen?

A. Di truyền theo dòng mẹ.

B. Di truyền liên kết giới tính.

C. Di truyền tương tác gen.

D. Di truyền hoán vị gen.

ĐÁP ÁN

Quy luật phân li của Menden là quy luật di truyền cơ bản của tất cả các quy luật khác. Khi gen nằm trên NST, do cặp NST phân li trong giảm phân nên gen sẽ di truyền theo quy luật phân li của Menden.

Ở quy luật di truyền liên kết giới tính, gen nằm trên NST giới tính cũng được phân li theo quy luật của Menden. Tương tự, ở quy luật di truyền tương tác gen và quy luật di truyền hoán vị gen, gen cũng phân li theo quy luật của Menden (B, C, D sai).

Chỉ có trường hợp gen nằm ở tế bào chất thì do tế bào chất phân li không đều trong phân bào nên gen trong tế bào chất không được phân li đồng đều về các giao tử → Gen nằm ở tế bào chất thì không phân li theo quy luật Menden (A đúng).

Đáp án: A

Câu 6: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là

A. Không được phân phối đều cho các tế bào con.

B. Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.

C. Luôn tồn tại thành từng cặp alen.

D. Chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.

ĐÁP ÁN

A đúng, trong quá trình phân bào, tế bào chất được phân chia không đều do các tế bào con nên gen ngoài nhân không được phân chia đều trong phân bào.

B sai, vì gen ngoài nhân cũng có thể bị đột biến bởi tác nhân đột biến.

C sai, vì gen ngoài nhân tồn tại ở dạng đơn gen.

D sai, vì gen ngoài nhân mã hóa cho protein tham gia cấu trúc ti thể, enzim…

Đáp án: A

Câu 7: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?

A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo.

B. Trâu, bò, hươu. 

C. Gà, chim bồ câu, bướm.

D. Hổ, báo, mèo rừng. 

ĐÁP ÁN

Đáp án: C

Câu 8: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội

Cột ACột B
1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thườnga. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
2. Các gen nằm trong tế bào chấtb. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Xc. thường không được phân chia đồng đều các tế bào con trong quá trình phân bào.
4. Các alen thuộc các lôcut  khác nhau trên một nhiễm sắc thểd. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân.
5. Các cặp alen thuộc các lôcut khác nhau trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhaue. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử.

Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?

A. 1 – d, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 - a

B. 1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – a, 5 – e

C. 1 – e, 2 – d, 3 – c, 4 – b, 5 - a

D. 1 – d, 2 – b, 3 – a, 4 – c, 5 – e.

ĐÁP ÁN

Đáp án: A

Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào 

A. luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. 

B. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit.

C. thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể.

D. tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau.

ĐÁP ÁN

A sai, vì nếu các gen cùng nằm trên 1 cặp NST thì liên kết với nhau.

B sai, vì các gen khác nhau thì sẽ có số lượng, thành phần, trình tự nucleotit khác nhau.

C đúng, vì mỗi gen chỉ biểu hiện ở một giai đoạn nhất định, theo những chế khác nhau.

D sai, vì nếu các gen này nằm trên các NST khác nhau thì không tạo thành nhóm gen liên kết.

Đáp án: C

Câu 10: Ở một loài thực vật, màu hoa do 1 gen quy định, thực hiện hai phép lai:

Phép lai 1: ♀hoa đỏ × ♂ hoa trắng → 100% hoa đỏ.

Phép lai 2: ♀hoa trắng × ♂ hoa đỏ → 100% hoa trắng.

Có các kết luận sau:

(I) Nếu lấy hạt phấn của F1 ở phép lai 1 thụ phấn cho F1 của phép lai 2 thì F2 phân ly tỷ lệ 3 đỏ : 1 trắng.

(II) Nếu gen quy định tính trạng trên bị đột biến sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình trong trường hợp không chịu ảnh hưởng bởi môi trường.

(III) Nếu gen bị đột biến lặn thì chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.

(IV) Gen quy định tính trạng này chỉ có một alen.

Số kết luận đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

ĐÁP ÁN

Con lai ở phép lai thuận và nghịch đều có kiểu hình giống mẹ nên tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định

I sai, đời con có kiểu hình giống F1 của phép lai 2: 100% hoa trắng.

II đúng.

III sai, gen bị đột biến sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình.

IV sai, có 2 alen quy định kiểu hình.

Đáp án: A

Câu 11: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen bình thường khác nhau giao phối tự do. Theo lí thuyết, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:

A. 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng.

B. 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng.

C. 5 mắt đỏ : 3 mắt trắng.

D. 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng.

ĐÁP ÁN

Nếu các gen này nằm trên NST thường thì chỉ có tối đa 3 kiểu gen → gen nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y.

Cho các con này giao phối ngẫu nhiên với nhau:

♀ (XAXA:XAXa:XaXa) × ♂ (XAY: XaY) ⇔ (1XA:1Xa)( 1XA:1Xa:2Y) → 5 mắt đỏ : 3 mắt trắng.

Đáp án: C

Câu 12: Cho các phát biểu sau về các con mỗi ở thế hệ F2, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. 

(1) Trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 31,25%.

(2) Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ và ruồi đực mắt trắng bằng nhau.

(3) Số ruồi cái mắt trắng bằng 50% số ruồi đực mắt trắng.

(4) Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng bằng 25% ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng.

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

ĐÁP ÁN

F1 phân ly theo tỷ lệ 1:1 → ruồi cái mắt đỏ dị hợp tử, kiểu gen của P là: XAXa × XaY → XAXa : XAY: XaXa : XaY

Ruồi F1 giao phối tự do với nhau ta được: (XAXa : XaXa)(XaY : XAY) ↔ (1XA : 3Xa)(1XA : 1Xa : 2Y)

Xét các phát biểu:

(1) ruồi cái mắt đỏ chiếm tỷ lệ:  → (1) đúng

(2) sai , ruồi đực mắt đỏ bằng 1/3 ruồi đực mắt trắng

(3) số ruồi cái mắt trắng , ruồi  đực mắt trắng   → (3) đúng

(4) ruồi cái mắt đỏ thuần chủng chiếm: ; ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng:  🡪 ruồi cái mắt đỏ thuần chủng = 25% ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng → (4) đúng

Đáp án: C

Câu 13: Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen A quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh đốm. Phép lai P: ♂cánh đen × ♀ cánh đốm, thu được F1 gồm 100% con cánh đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con cánh đen : 1 con cánh đốm trong đó cánh đốm toàn là con cái. Biết rằng ở loài này, nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực là XX, giới cái là XY, không xảy ra đột biến.

I. Gen quy định màu sắc cánh di truyền liên kết giới tính.

II. Ở F1 kiểu gen của con đực là XAXA .

III. Trong quần thể của loài này có tối đa 5 loại kiểu gen về gen trên.

IV. Ở F2 có 3 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1 .

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

ĐÁP ÁN

Ta nhận thấy gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X (vì ở F2 phân ly khác nhau ở 2 giới)

Quy ước gen A- cánh đen, a- cánh đốm

P: XAXA (♂) × XaY (♀) → F1: XAXa : XAY → F2: XAXA : XAXa : XAY : XaY

Xét các phát biểu:

I đúng.

II sai, kiểu gen của con đực F1 là XAXa

III đúng, giới đực có 3 kiểu gen, giới cái có 2 kiểu gen → có 5 kiểu gen trong quần thể.

IV sai, có 4 loại kiểu gen phân ly 1:1:1:1.

Đáp án: C

Câu 14: Nhận xét nào sau đây đúng?

Cho gà trống lông trơn thuần chủng lai với gà mái lông vằn, thu được F1 100% gà lông trơn. Tiếp tục cho gà mái lông trơn F1 lai phân tích thu được đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình 1 gà lông trơn: 3 gà lông vằn, trong đó lông trơn toàn gà trống.

I. Tính trạng màu lông ở gà di truyền tương tác và có một cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.

II. Cho các con gà lông vằn ở Fa giao phối với nhau, có 2 phép lai đời con xuất hiện gà mái lông trơn.

III. Cho gà F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ gà trống lông trơn và gà mái lông vằn bằng nhau và bằng 3/8

IV. Ở Fa có hai kiểu gen quy định gà mái lông vằn.

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

ĐÁP ÁN

Chú ý: Ở gà XX là con trống, XY là con mái

F1 lai phân tích cho 4 tổ hợp → tính trạng do 2 gen quy định, tỷ lệ kiểu hình ở 2 giới khác nhau nên có 1 cặp nằm trên vùng không tương đồng trên X → I đúng

Quy ước gen

A-B- lông trơn ; A-bb/aaB-/aabb : lông vằn

P: ♂AAXBXB × ♀aaXbY →AaXBXb: AaXBY

Cho con cái F1 lai phân tích: ♀AaXBY × ♂ aaXbXb → (Aa : aa)(XBXb : XbY)

Xét các phát biểu

I đúng

II, cho các con gà lông vằn ở Fa giao phối với nhau: aaXBXb × (Aa:aa)XbY → II sai, chỉ có 1 phép lai có thể xuất hiện gà mái lông trơn

III, cho F1 giao phối với nhau: AaXBXb × AaXBY→ (3A-:1aa)(XBXB:XBXb: XBY:XbY), tỷ lệ gà trống lông trơn = 3/8; tỷ lệ gà mái lông vằn = 3/4 × 1/4 + 2×1/4×1/4 = 5/16 → III sai

IV đúng. 2 kiểu gen đó là AaXbY và aaXbY.

Đáp án: D

Hy vọng bài viết và các bài tập trắc nghiệm sẽ giúp các em có thể hiểu rõ hơn về di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân.


Giáo viên biên soạn: Lê Minh Trọng

Đơn vị: Trường TH- THCS-THPT Lê Thánh Tông

Tác giả: VOH

Quy luật liên kết gen và hoán vị gen là gì - Lý thuyết và bài tập