Kiềm chế cảm xúc - Những kỹ năng cần học để làm chủ bản thân

(VOH) – Sự thông minh là điều quan trọng tạo nên thành đạt của 1 người, nhưng khả năng kiềm chế cảm xúc mới là điều quan trọng nhất. Bởi nếu không biết kiềm chế cảm xúc bạn sẽ rất dễ mắc sai lầm.
Mục lục
  1. Kiềm chế cảm xúc là gì? Kiềm chế cảm xúc - dễ hay không dễ?
    1. Kiềm chế cảm xúc là gì?
    2. Kiềm chế cảm xúc - dễ hay không dễ?
  2. Lợi ích của việc kiềm chế cảm xúc và hậu quả nếu không quản lý được cảm xúc bản thân
    1. Hạn chế xảy ra những xung đột không đáng có
    2. Chuyên nghiệp trong giao tiếp
    3. Xây dựng và duy trì được các mối quan hệ
    4. Không để người khác “nắm” được điểm yếu
    5. Thể hiện được bạn là người có hiểu biết
  3. Cách kiềm chế cảm xúc khi buồn - kiềm chế nước mắt
    1. Đi ra ngoài
    2. Nói ra suy nghĩ trong lòng
    3. Phân tán sự tập trung
    4. Suy nghĩ tích cực và học cách tha thứ
  4. Cách kiềm chế cảm xúc khi nóng giận
    1. Không suy nghĩ tiêu cực
    2. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân
    3. Không tranh cãi
    4. Không giữ thù hận trong lòng
    5. Viết ra giấy những điều tốt đẹp
    6. Bình tĩnh trong mọi tình huống
    7. Đối mặt với mọi khó khăn
    8. Nhìn nhận lại vấn đề
    9. Giải tỏa cảm xúc đúng lúc
  5. Cách kiềm chế cảm xúc cho cha mẹ khi dạy con trẻ
    1. Tập hít thở sâu khi tức giận
    2. Luôn nhớ con chỉ là một đứa trẻ
    3. Chia sẻ áp lực với người thân trong gia đình
    4. Dành thời gian nghỉ ngơi
  6. Cách dạy con trẻ kiềm chế cảm xúc
    1. Ghi nhãn cảm xúc
    2. Dạy trẻ học cách biết lắng nghe
    3. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
    4. Dẫn chứng cho con những hậu khi không biết kiềm chế cảm xúc
    5. Ba mẹ làm gương cho trẻ
    6. Đặt ra những quy tắc chung
    7. Khuyến khích trẻ chơi thể thao
  7. Học cách kiềm chế cảm xúc chung để làm chủ cuộc đời
  8. Những câu nói, danh ngôn hay về sự kiềm chế cảm xúc làm chủ bản thân
  9. Lời Phật dạy về kiềm chế cảm xúc
    1. Vòng luân hồi (Lẽ thường tình của cuộc sống)
    2. Kiên nhẫn (Trở thành người anh hùng)
    3. Phân tích tình huống (Nhận thức thực tế)
    4. Thiền (Quan sát tâm trí)
    5. Thực hành (Xem kẻ gây tức giận như một người giáo viên)
    6. Vô thường (Chết không đáng sợ)
    7. Nghiệp (Điều gì đang xảy ra?)
    8. Tánh không (Đó không phải là sự thật)
  10. Những sách kiềm chế cảm xúc hay cho bạn
    1. 10.1 Trí tuệ xúc cảm – Daniel Goleman
    2. Giải Mã Trí Tuệ Cảm Xúc - Andrea Bacon và Ali Dawson
    3. Bước chậm lại giữa thế gian vội vã – Hae Min
    4. Phi Lý Trí – Dan Ariely
    5. Lẽ phải của phi lý trí - Dan Ariely
    6. Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc - Roger Fisher & Daniel Shapiro
    7. Trí Tuệ Xúc Cảm Ứng Dụng Trong Công Việc - Daniel Goleman

Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với những áp lực,nên bên trong chúng ta luôn có sẵn một “quả bom” bao gồm những bức xúc, nóng giận, khó chịu, có thể “phát nổ” bất cứ lúc nào. Mặc dù việc kiềm chế cảm xúc bản thân là không dễ, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng buông thả bản thân, để cảm xúc dẫn dắt. Những cảm xúc bốc đồng, chấp nhặt, giận dữ... có thể gây ra những tác động rất lớn đến cuộc sống bạn.

1. Kiềm chế cảm xúc là gì? Kiềm chế cảm xúc - dễ hay không dễ?

Trong thực tế, không phải ai cũng có thể làm chủ được cảm xúc của mình, bởi cảm xúc thuộc về bản năng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ra những giá trị đẹp cho bản thân, bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc chính mình.

kiem-che-cam-xuc

1.1 Kiềm chế cảm xúc là gì?

Chúng ta nghe rất nhiều đến việc “cảm xúc” chi phối và tác động đến cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống. Tuy nhiên, lại không biết kiềm chế cảm xúc là gì, làm sao thực hiện?

Thật ra, kiềm chế hay kiểm soát cảm xúc chính là việc chúng ta đưa cảm xúc trở về lại trạng thái cân bằng thông qua hình thể, ngôn ngữ… Chúng ta biết rằng cảm xúc con người được hình thành thông qua nhiều yếu tố, do đó cảm xúc cũng được thể hiện vô cùng đa dạng bao gồm: buồn, vui, giận dữ, đau khổ, chán ghét, hạnh phúc… Nếu không có kỹ năng quản lý cảm xúc, chúng ta sẽ khó kiểm soát hậu quả, thậm chí gây tổn thương cho người khác.

Biết cách kiểm soát cảm xúc sẽ giúp chúng ta giữ gìn cũng như phát triển các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội và vô cùng có lợi cho công việc và cuộc sống cá nhân.

1.2 Kiềm chế cảm xúc - dễ hay không dễ?

Cảm xúc là những rung cảm của mỗi người trước sự việc, sự vật hay con người. Nói cách khác nó là “chất keo” kết nối mọi người với nhau, là nền tảng để bạn hiểu chính mình và liên quan đến khả năng giao tiếp với những người khác.

Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu không kỹ năng kiềm chế được cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ, trong bạn cũng sẽ dần hình thành những thói quen tiêu cực như việc bạn hay than vãn về cuộc sống hay bạn thường cảm thấy bất lực về một vấn đề gì đó...

Có một điểm chung ở những người thành công đó là họ có khả năng kiềm chế cảm xúc bản thân rất tốt. Họ hiểu rằng “cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của thành công”, do đó họ học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân một cách có chủ đích.

Vì thế, nếu muốn thành công, bạn bắt buộc cần phải biết cách quản lý và đối phó với cảm xúc của chính mình, chỉ có như thế bạn mới có thể sống hạnh phúc, vui vẻ và có nhiều mối quan hệ tốt hơn.

2. Lợi ích của việc kiềm chế cảm xúc và hậu quả nếu không quản lý được cảm xúc bản thân

Kiềm chế cảm xúc là một loại kỹ năng chúng ta cần phải học được bởi nó giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và công việc. Sức mạnh của việc kiềm chế cảm xúc nhất thời có thể giúp bạn gặp nhiều thuận lợi và giảm thiểu tối đa những tình huống căng thẳng, mâu thuẫn xảy ra.

kiem-che-cam-xuc-1

Dưới đây là một số lợi ích bạn sẽ nhận được khi biết cách kiềm chế cảm xúc của mình.

2.1 Hạn chế xảy ra những xung đột không đáng có

Trong một số tình huống, việc để cảm xúc chi phối dễ làm cho cuộc trò chuyện, tranh luận trở nên mâu thuẫn, nhất là khi có nhiều ý kiến trái chiều. Người không biết cách kiểm soát cảm xúc sẽ rất dễ xảy ra phản ứng sai lầm và vô tình cũng bộc lộ điểm yếu của bản thân.

Ngược lại, nếu bạn biết cách kiềm chế cảm xúc cá nhân sẽ để lý trí và các luận điểm phát huy tác dụng thay vì cảm xúc chi phối. Hơn thế, trong các cuộc tranh luận, người biết giữ thái độ khách quan, tôn trọng ý kiến của mọi người, biết cách cư xử đúng mực, phù hợp sẽ tránh được nhiều xung đột không đáng có xảy ra.

2.2 Chuyên nghiệp trong giao tiếp

Bộc lộ cảm xúc và thái độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc người khác nhìn nhận về bạn, đặc biệt là cấp trên. Người không thể làm chủ được cảm xúc luôn được đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, không thể vươn xa, cơ hội thăng tiến cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, trong mắt người khác, bạn có vẻ như chưa trưởng thành và thiếu sự khôn ngoan.

Do đó, học cách kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân bạn sẽ giữ được hình ảnh tốt trong mắt người khác, cũng như có được lòng tin và đánh giá cao từ cấp trên và đồng nghiệp.

2.3 Xây dựng và duy trì được các mối quan hệ

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, chỉ cần bạn biết cách kiểm soát tốt cảm xúc trong giao tiếp, bạn sẽ có thể xây dựng và duy trì được mối quan hệ đó. Việc thể hiện trạng thái bốc đồng, giận dữ, tranh luận hơn thua,… sẽ là yếu tố “giết chết” mối quan hệ nhanh nhất.

Cho nên hãy làm chủ cảm xúc của mình, thể hiện thái độ đúng mực, ứng xử khéo léo, khôn ngoan để các mối quan hệ được giữ vững và phát triển tốt hơn.

2.4 Không để người khác “nắm” được điểm yếu

Nếu bạn không thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình, người khác sẽ lợi dụng điểm yếu đó của bạn để “chơi xấu’ bạn. Ví dụ, biết tính bạn dễ nóng giận, họ sẽ khiêu khích để bạn nổi nóng, giận dữ và có những phản ứng tiêu cực. Như thế, bạn đã tự đánh mất đi hình ảnh tốt đẹp của mình trước mặt cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè… Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn mất đi những cơ hội tốt trong công việc, hoặc ngoài xã hội.

Biết cách giữ tâm lý bình tĩnh trong mọi tình huống, có thái độ khách quan nhất để trao đổi, tranh luận mọi vấn đề chính là cách để người khác không có cơ hội khiêu khích hay nắm được điểm yếu của mình.

2.5 Thể hiện được bạn là người có hiểu biết

Người biết kiềm chế cảm xúc chắc chắn là một người có hiểu biết và lối sống tích cực, bởi họ biết học hỏi những điều hay lẽ phải và có quy tắc ứng xử đúng mực nhất.

Xem thêm:
Có phải người trung thực sẽ nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống?
Tri kỷ là gì? Bạn đã tìm được tri kỷ của mình chưa?
Học cách buông bỏ và chấp nhận để có được một cuộc đời hạnh phúc, bình yên

3. Cách kiềm chế cảm xúc khi buồn - kiềm chế nước mắt

Khi buồn hoặc đau khổ, chúng ta thường rất dễ khóc và cảm thấy rất khó để kiểm soát cảm xúc này. Vậy làm sao để kiềm chế cảm xúc không khóc, có cách nào để kiềm chế nước mắt hay không?

Thật ra có rất nhiều cách kiềm chế nước mắt đơn giản nhưng hiệu quả. Trong những trường hợp bạn rơi vào cảm xúc tiêu cực và muốn loại bỏ cảm xúc ấy nhanh chóng bạn có thể thử áp dụng các cách sau:

3.1 Đi ra ngoài

Trong một cuộc cãi nhau, nếu bạn cảm thấy nước mắt đã trực chờ nơi khóe mắt, hãy bước ra khỏi nơi có đối tượng khiến bạn thấy ức chế càng nhanh càng tốt. Tìm một không gian thoáng đã để trúc bỏ những cảm xúc tiêu cực và cũng để bạn bình tâm lại.

3.2 Nói ra suy nghĩ trong lòng

Một trong những cách kiềm chế cảm xúc khi buồn chính là nói ra hết những suy nghĩ trong lòng với đối phương. Hãy diễn đạt một cách rõ ràng với âm điệu bình tĩnh nhất có thể sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Kiềm chế cảm xúc 3

3.3 Phân tán sự tập trung

Để giảm bớt những cảm xúc buồn khiến bạn muốn khóc, bạn sẽ tự tìm cách phân tán sự chú ý của chính mình vào các thú vui như nghe nhạc, xem phim, mua sắm… hay công việc. Khi bạn bận rộn, bạn sẽ không còn những tới những cảm xúc tiêu cực nữa.

3.4 Suy nghĩ tích cực và học cách tha thứ

Thay vì cứ mãi đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực, bạn hãy kìm nước mắt bằng cách nghĩ về những điều tích cực. Học cách mở rộng lòng mình tha thứ cho người khác cũng là một trong những cách loại bỏ cảm xúc tiêu cực nhanh và hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiềm chế cảm xúc khi buồn - kiềm chế nước mắt bằng cách tập trung vào hơi thở, thư giãn cơ mặt, chuyển động nhanh đôi mắt, thư giãn cơ mặt, làm dịu cổ họng và tập thể dục.

4. Cách kiềm chế cảm xúc khi nóng giận 

Khi gặp những chuyện không như ý muốn, nóng giận là phản ứng đầu tiên mà hầu như tất cả chúng ta đều gặp phải. Vậy làm cách để kiềm chế cơn giận đang “sôi sục” trong người? Cùng lưu lại một số mẹo nhỏ sau đây bởi nó có thể sẽ giúp ích cho bạn!

4.1 Không suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ bi quan dễ kéo cảm xúc đi xuống, trong khi căng thẳng và chán nản cũng không vơi bớt. Cho nên hãy nhìn vào thực tế, suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

4.2 Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối mọi người thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác thay vì nhìn nhận lại bản thân mình. Tuy nhiên, hãy kiểm soát cảm xúc của mình, nghĩ đến trách nhiệm bản thân để tập trung xử lý vấn đề thay vì cứ phàn nàn và quy trách nhiệm cho người khác.

4.3 Không tranh cãi

Một trong những cách giúp bạn kiềm chế cảm xúc chính là không tranh cãi. Nên nhớ, khi chúng ta tức giận và tranh cãi chỉ khiến câu chuyện đi xa hơn chứ không giải quyết được vấn đề. Hãy ưu tiên việc tìm phương án giải quyết vấn đề hạn chế hậu quả xuống mức thấp nhất.

4.4 Không giữ thù hận trong lòng

Nếu không muốn cảm xúc chi phối mọi hành động và suy nghĩ bản thân bạn nên học cách tha thứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù. Thay vào đó, hãy nghĩ về một tương lai tươi sáng đang chờ đón bạn.

Kiềm chế cảm xúc 4

4.5 Viết ra giấy những điều tốt đẹp

Để “hạ” cơn nóng giận mà người khác mang đến cho mình, bạn hãy bình tâm, tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp mà người đó đã làm cho bạn. Hãy tìm ra được lý do mà bạn biết ơn người đó, bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc tức giận đang dần được lắng xuống.

4.6 Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh dễ khiến bạn nổi cáu, cãi vả, thậm chí đánh người khác… Vậy nên khi gặp những thách thức bạn hãy tìm cách giải quyết những khó khăn. Đừng nhìn nhận mọi thứ theo một hướng vì sẽ rất dễ mắc phải sai lầm.

4.7 Đối mặt với mọi khó khăn

Nếu bạn biết bản thân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới, thay vì trốn tránh bạn hãy đối mặt với nó, bạn sẽ có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

4.8 Nhìn nhận lại vấn đề

Khi thấy bản thân đang tức giận, hãy nhìn lại xem lý do nào khiến bạn tức giận, và điều đó có đáng không? Học cách nhìn nhận lại vấn đề, bạn sẽ giảm bớt sự tức giận cũng như những hành động không hay.

4.9 Giải tỏa cảm xúc đúng lúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều cũng có thể khiến bạn bị ức chế, vậy nên bạn cũng cần học cách tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên, bằng cách:

  • Chia sẻ những cảm xúc của bạn với người mà bạn tin tưởng;
  • Tập thể dục để tăng cường sức khỏe, tốt cho não bộ và kiểm soát được cơn nóng giận;
  • Thiền định;
  • Điều hướng cảm xúc bằng những câu chuyện hài hước, nghĩ đến những vui hoặc uống một cái gì đó thật lạnh;
  • Tập viết nhật ký.

Xem thêm: 
Hiểu rõ về thành công để trở thành người thành công trong cuộc sống
Cá tính là gì? Làm thế nào để trở thành một người có cá tính?
Bảo thủ là gì? 29 câu nói hay về sự cố chấp bảo thủ

5. Cách kiềm chế cảm xúc cho cha mẹ khi dạy con trẻ

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ, không ít lần ba mẹ có hành động la mắng, thậm chí đánh đòn con trẻ. Học cách kiềm chế cơn nóng giận với con, đặc biệt khi dạy con học là việc mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu.

Kiềm chế cảm xúc 5

Dưới đây là một cách kiềm chế cảm xúc dành cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái:

5.1 Tập hít thở sâu khi tức giận

Khi bạn nổi giận, muốn la mắng hoặc đánh con hãy hít thở thật sâu đến khi cơn tức giận của mình vơi đi. Sau đó bạn nói chuyện với con, hướng dẫn để con tìm ra được lỗi sai. 

Nếu không thể kiềm chế được cảm xúc, bạn hãy đứng dậy đi chỗ khác. Đợi đến khi bạn bình tĩnh trở lại thì tiếp tục dạy con.

5.2 Luôn nhớ con chỉ là một đứa trẻ

Những lúc bạn muốn “điên tiết” lên bởi những trò quậy phá, hay khóc mè nheo của trẻ… bạn hãy nhớ rằng, con chỉ là một đứa trẻ, không thể bắt con hành xử như một người lớn được. Thay vì la hét, bắt con dọn dẹp bạn có thể thương lượng với bé, bé sẽ sẵn lòng “giúp đỡ” bạn thôi!

5.3 Chia sẻ áp lực với người thân trong gia đình

Nếu bạn đang cảm thấy áp lực và bị quá tải trong việc chăm sóc, nuôi dạy con trẻ, thường xuyên không thể kiềm chế được cảm xúc, hãy chia sẻ với người thân trong gia đình để nhận được những lời khuyên tích cực cho cảm xúc và cách dạy con.

5.4 Dành thời gian nghỉ ngơi

Hãy nghỉ ngơi khi bạn thấy mệt mỏi, bởi nó sẽ giúp bạn lấy lại được tinh thần và giải tỏa năng lượng tiêu cực. Có nhiều cách để bạn nghỉ ngơi như: ngủ nghỉ, du lịch, vui chơi cùng gia đình… Khi tinh thần thoải mái bạn sẽ ít gặp phải những cảm xúc tiêu cực. 

6. Cách dạy con trẻ kiềm chế cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng sống đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, nhất là các bé từ 2 đến 12 tuổi. Đây chính là “thời gian vàng” để ba mẹ dạy con kiềm chế cảm xúc nhằm giúp bé có được một nền tảng tốt nhất để hòa nhập với thế giới muôn màu.

Vậy làm sao để kiềm chế cảm xúc của trẻ khi các bé chưa hiểu rõ được những cảm xúc mình đang thể hiện?

6.1 Ghi nhãn cảm xúc

Khi một đứa trẻ không nói được cảm xúc tiêu cực của mình, chúng thường có xu hướng ném đồ vật, la hét… Lúc này, ba mẹ nên dạy con cách nhận diện cảm xúc và hành vi phù hợp để biểu hiện tâm trạng. 

Ba mẹ có thể ghi lại những cảm xúc vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Sau đó giải thích cho trẻ hiểu về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Khi trẻ đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình, hãy động viên trẻ biết kiềm chế hoặc bộc lộ tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.

6.2 Dạy trẻ học cách biết lắng nghe

Lắng nghe người khác chính là thể hiện sự tôn trọng với người khác cũng như có thể giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Ba mẹ cần phân biệt cho trẻ thấy sự khác nhau giữa nghe và lắng nghe. Khi con trẻ học được cách lắng nghe sẽ giúp bé xử lý tình huống tốt hơn và không dễ cáu gắt khi giao tiếp.

Kiềm chế cảm xúc 6

6.3 Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp phải những tình huống khó khăn nan giải. Ví dụ, khi đồ chơi bị hư thay vì trẻ la hét, khóc lóc hãy dạy cho trẻ suy nghĩ để giải quyết vấn đề, đưa ra nhiều giải pháp để trẻ suy nghĩ cũng như hình thành thói quen “tự thân vận động”.

6.4 Dẫn chứng cho con những hậu khi không biết kiềm chế cảm xúc

Cho con thấy được những hậu quả từ việc bản thân không biết kiểm soát cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Tuy nhiên, không chỉ trích về những cơn giận của con. Thay vào đó, ba mẹ nên dạy con làm thế nào để làm dịu đi những cảm xúc tiêu cực đang hiện hữu trong người. 

Ngoài ra cũng nên phân tích cho con hiểu tức giận, sợ hãi, thất vọng… là do cảm xúc tiêu cực gây ra, để con có thể nhận diện và kiểm soát chúng tốt hơn.

6.5 Ba mẹ làm gương cho trẻ

Trẻ con học hỏi từ chính những điều được quan sát từ môi trường sống xung quanh, và nhiều nhất ở là gia đình. Vì thế, muốn con kiềm chế cảm xúc tốt thì ba mẹ cũng thật bình tĩnh và tiết chế cảm xúc ở mọi nơi. Hãy làm gương cho trẻ nhỏ, bởi con chính là “bản sao” của ba mẹ.

6.6 Đặt ra những quy tắc chung

Đặt ra một số quy tắc chung trong gia đình, giải thích lý do đặt ra các quy tắc và sau đó là bắt buộc ai cũng phải tuân thủ, kể cả ba mẹ. Ví dụ, không được đánh nhau, không được tranh giành, không được lục lọi đồ người khác… Đồng thời đưa ra hình phạt nếu có ai phạm phải. 

6.7 Khuyến khích trẻ chơi thể thao

Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi thể thao, những trò chơi mang tính tập thể và kết bạn với nhau thay vì cho trẻ sử dụng điện thoại. Các trò chơi như chạy nhảy, đá bóng,… sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng dư thừa và cũng giúp đầu óc tỉnh táo hơn. 

Xem thêm:
Cách hình thành những thói quen tốt từ khi còn trẻ để giúp cuộc đời bạn tốt đẹp hơn
Lương tâm có giá bao nhiêu? Muốn có một lương tâm nhẹ nhàng thanh thản phải làm sao?
Tác động độc hại của tính tự phụ, tự mãn tới cuộc sống của chúng ta?

7. Học cách kiềm chế cảm xúc chung để làm chủ cuộc đời

Học cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với những bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu cố gắng rèn luyện và điều chỉnh cảm xúc từng ngày, chắc chắn bạn sẽ thành công trong việc làm chủ cảm xúc cá nhân của mình. Nhưng làm thế nào để kiềm chế cảm xúc, cùng tham khảo những kỹ năng kiềm chế cảm xúc sau đây để có được lời giải tốt hơn cho cuộc sống.

Kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng việc điều chỉnh các hành động của cơ thể: Khi gặp phải những tình huống khiến cảm xúc bạn trở nên tiêu cực thì bạn hãy học cách kiểm soát nó. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc đầu tiên để đưa cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng chính là thông qua việc điều chỉnh cơ thể bằng một vài động tác đơn giản như:

  • Thả lỏng người.
  • Hít thở sâu để làm tâm trạng dịu đi.
  • Thay đổi tư thế ngồi, tư thế đứng sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất.

Bạn nên biết rằng các hành động, động tác sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát cảm xúc của bạn.

Kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ: Tiến sĩ Lê Thẩm Dương từng nói rằng, con người cần có trí tuệ cảm xúc, nghĩa là phải có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình bằng trí tuệ. Thông qua những suy nghĩ chín chắn trước một tình huống sẽ giúp bạn điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách có hiệu quả.

Trước một việc gì đó, hãy luôn nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái bạn sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực nảy sinh trong tâm hồn, tránh để cảm xúc ấy điều khiển hành vi của mình. Hãy cố gắng tìm những điểm tốt, những điều đáng để học tập của người đối diện, biết đâu điều đó giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cho cuộc sống của mình.

kiem-che-cam-cuc-3

Kiểm soát cảm xúc bằng ngôn ngữ: Đừng để những lời than vãn trở thành một cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân. Ngưng than vãn, thay vào đó hãy dùng những từ ngữ mang tính khích lệ, động viên tinh thần. Đó chính là cách điều khiển cảm xúc giúp bạn nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn, nhờ vậy mà cảm xúc của bạn cũng trở nên tốt hơn.

Không chỉ hữu ích với bạn, việc dùng ngôn ngữ để điều khiển cảm xúc cũng sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc của cả những người trong cuộc giao tiếp. Có câu nói “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Do đó, thay vì phát ra những câu từ khó nghe, làm tổn thương đến người khác thì tốt nhất bạn nên chọn cách diễn đạt dễ chịu hơn, hòa nhã hơn, đó cũng là bí quyết để kiềm chế cảm xúc của bản thân và người đối diện.

Kiểm soát cảm xúc bằng sự tự tin: Chúng ta đều biết cảm xúc là một bản năng, nhưng kiểm soát cảm xúc lại là một sự lựa chọn. Bạn dùng lý trí để lựa chọn bạn nên tức giận, hay nên buồn bã, hay nên vui vẻ,… và nếu không đủ tự tin bạn sẽ rất hoài nghi về sự lựa chọn của mình.

Đã có rất nhiều người bị rơi vào cảm xúc tiêu cực cũng bởi vì thiếu tự tin. Bạn thấy mình không bằng người ta, bạn sẽ bi quan và nhiều lúc tức giận vô cớ; kém tự tin làm bạn cảm thấy sợ hãi, mọi chuyện khó khăn…. Do vậy lấy lại tự tin là yếu tố rất quan trọng giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

Kiểm soát cảm xúc tiêu cực: Vì cảm xúc là bản năng nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được những cảm xúc tích cực và kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực chính là kẻ thù số một của việc kiểm soát cảm xúc. Đó là lý do lý giải vì sao để kiểm soát cảm xúc hiệu quả hơn, cần phải loại bỏ cảm xúc tiêu cực.

Để loại bỏ những kiểm soát tiêu cực bạn cần phải:

  • Loại bỏ văn hóa đổ lỗi.
  • Không bào chữa, hãy tự tin và can đảm chấp nhận nếu như mình làm sai.
  • Không so đo thiệt hơn.
  • Gia tăng lời khen thay vì nói những lời chỉ trích và phàn nàn.

8. Những câu nói, danh ngôn hay về sự kiềm chế cảm xúc làm chủ bản thân

Với cuộc sống đầy rẫy những nỗi lo toan, vất vả, dù đã cố gắng không để cơn hỏa trong lòng bùng cháy, nhưng đôi lúc chúng ta bắt buộc phải “phát tiết” vì không thể chịu đựng nỗi. Nhưng hãy nhớ rằng “nóng giận là bản năng kiềm chế là bản lĩnh”. Mỗi ngày đọc một vài câu danh ngôn hay status kiềm chế cảm xúc có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc học cách kiểm soát cảm xúc của mình.

  1. Đừng đề cao cảm xúc của mỗi mình mình, hãy để ý tới cả những người xung quanh.
  2. Đừng khiến người khác phải chịu đựng cảm xúc tiêu cực đến từ sự bất lực từ chính bạn. Nếu muốn bộc bạch cảm xúc, hãy chia sẻ, đừng mất kiềm chế!
  3. Không ai cấm bạn biểu hiện cảm xúc, nhưng cái gì cũng nên có chừng mực.
  4. Đừng biến bản thân thành nô lệ của cảm xúc. Đừng nhầm lẫn giữa thẳng tính và thiếu giáo dục.
  5. Một điều nhịn bằng chín điều lành.
  6. Mỗi khi tức giận vì người thương yêu, hãy nhớ tới những điểm tốt của họ, điều mà họ hi sinh. Nếu chưa nguôi giận thì hãy nhớ đến lúc bạn cũng từng làm họ tức giận!
  7. Mình có thể nổi nóng vì người khác thì người khác cũng có thể nổi nóng vì mình. Không có bất kỳ ai hòa hợp được với ai, chỉ có chấp nhận và cố gắng.
  8. Lời nói chính là một trong những thứ vũ khí vô hình nhưng lại có mức sát thương cực lớn…
  9. Ngay cả cảm xúc của chính mình còn không thể khống chế thì còn làm được gì?
  10. Có thể làm người bình thường nhưng không thể biến bản thân trở nên tầm thường.

kiem-che-cam-xuc-4

  1. Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không lỡ đâm phải ta, như cơn gió dữ lỡ tạt nhằm ta, ta nghĩ cho cùng thì có gì đáng giận. – Mạnh Tử
  2. Điều chỉnh đời mình theo thiên nhiên, thời không bao giờ nghèo; điều chỉnh đời mình theo dư luận của con người, thời không bao giờ giàu. – Sénèque
  3. Người mà tính khí bất thường, suốt đời không làm nên được việc gì. - Tăng Quốc Phiên
  4. Tâm không bình, khí không hòa thì lời nói hay lỗi lầm – Hứa Thành
  5. Nghe lời chê bai mà giận là làm mồi cho kẻ gièm pha, nghe câu khen ngợi mà mừng là làm mồi cho người nịnh hót. – Văn Trung Tử
  6. Nghe lời chê bai mà giận là làm mồi cho kẻ gièm pha, nghe câu khen ngợi mà mừng là làm mồi cho người nịnh hót. – Nguyễn Huệ
  7. Hay nóng giận nản lòng là triệu chứng của một tâm hồn yếu đuối. – Plutarque
  8. Nhịn điều người ta không thể nhịn được, dung điều người ta không thể dung được, chỉ có người kiến thức và độ lượng hơn người mới làm được như thế. – Trình Di
  9. Người ta thường vì những sự nhỏ mọn không đâu mà gây phiền não cho mình. Nếu ai cũng biết thản nhiên đối với sự vật, bình tâm mà xét thì sẽ thấy trăm việc đến cho mình, chín mươi việc không đáng bận lòng chút nào. - Thu Giang Nguyễn Duy Cần
  10. Chính mình không kiềm chế nổi mình mà cứ muốn kiềm chế người khác thì thật là khờ dại. – Khuyết danh

9. Lời Phật dạy về kiềm chế cảm xúc

Trong đạo Phật từng dạy, mỗi một người hoặc nhiều người hoặc ít người đều bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Chúng ta nên thử đi giải quyết tâm tình của chính bản thân mình, để có thể điều chỉnh nó, tránh làm những điều đáng tiếc. Khi áp lực, cảm xúc đang không ổn định thì không nên quyết định việc quan trọng.

Thật vậy, trong cơn tức giận hay tâm trạng không tốt, chúng ta sẽ không thể nhìn rõ được vấn đề, xem xét không tường tận, từ đó dễ đưa ra quyết định sai lầm. Ngược lại, khi chúng ta vui mừng tột độ, dào dạt đắc ý thì rất dễ buông thả, xem xét sự việc không khách quan nên quyết định đưa ra cũng sẽ không chính xác.

Lời Phật dạy kiềm chế cảm xúc, bình bĩnh, phân tích vấn đề, suy xét nhiều lần thì những quyết định hay phán xét sẽ càng tường tận, khách quan và dễ đạt được kết quả tốt đẹp.

Chúng ta biết rằng, tức giận không phải là trạng thái tích cực của tâm trí, vậy hà cớ gì chúng ta lại nóng giận? Dưới đây là những lời khuyên của Phật giáo để giúp đối phó với sự tức giận của mình.

Kiềm chế cảm xúc 9

9.1 Vòng luân hồi (Lẽ thường tình của cuộc sống)

Lời dạy đầu tiên của Đức Phật hơn 2.000 năm trước đó là: Cuộc sống không đạt yêu cầu, không bao giờ thỏa mãn. Chúng ta sinh ra và chết đi, chen giữa đó chính là khoảng thời gian tốt và xấu. Chu trình này không bao giờ kết thúc và được gọi là “vòng luân hồi”.

Cuộc sống của bất kỳ ai trên thế giới này cũng đều không suôn sẻ, do đó, thay vì chúng ta cứ tức giận bởi những thứ bất như ý cũng không thể biến mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Hiểu được điều này chúng ta sẽ ngộ ra rằng tức giận là một việc vô cùng thừa thãi.

9.2 Kiên nhẫn (Trở thành người anh hùng)

Khi chúng ta bực tức, hành động thường thấy nhất chính là hét to. Thế nhưng, để những cảm xúc tiêu cực dẫn dắt không làm cho chúng ta trở thành anh hùng, mà chỉ khiến chúng ta càng thêm yếu đuối. Do đó, nếu bạn muốn kiềm chế cảm xúc tiêu cực thay vì la hét, hãy rút ‘thanh kiếm kiên nhẫn” của mình ra bằng cách chú tâm vào hơi thở. Đếm chậm từ 1 đến 100 để ngăn không cho nói ra những điều mà sau này bạn sẽ hối tiếc.

9.3 Phân tích tình huống (Nhận thức thực tế)

Khi tức giận, cơn thịnh nộ như một người bạn tốt giúp chúng ta trên chiến trường. Ảo tưởng này khiến chúng ta nghĩ tức giận là hợp lý. Thế nhưng, nghĩ sâu hơn sẽ thấy giận dữ không phải là “bạn” mà là kẻ thù nguy hiểm nhất. Tức giận khiến chúng ta căng thẳng, đau khổ, mất ngủ và mệt mỏi… Liên tục thể hiện sự giận giữ, bạn sẽ không còn một ai ở bên cạnh, bởi không một ai muốn làm bạn với người luôn khó chịu.

9.4 Thiền (Quan sát tâm trí)

Thiền và thực tập chánh niệm cực kỳ có lợi trong việc kiểm soát cơn giận. Thiền sẽ giúp cho tâm trí bạn làm quen với những suy nghĩ tích cực như: Sự kiên nhẫn, tình yêu, lòng từ bi…và đó chính là cách để bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình.

9.5 Thực hành (Xem kẻ gây tức giận như một người giáo viên)

Phật giáo thường dạy chúng ta làm điều trái ngược với những gì chúng ta thường làm trong cuộc sống chính là con đường dẫn đến hạnh phúc. Ví dụ, khi bạn tức giận với ai đó, sự thôi thúc bên trong khiến bạn muốn trả thù. Điều này luôn dẫn đến kết quả xấu. Thế nhưng nếu bạn làm ngược lại thì sẽ cho kết quả ngược lại, đúng không nào?!

Bằng cách này, chúng ta sẽ xem những người cho chúng ta giận dữ chính là một người thầy đang dạy cho ta cách kiên nhẫn.

9.6 Vô thường (Chết không đáng sợ)

Con người luôn có những suy nghĩ tiêu cực về cái chết. Ai rồi cũng phải chết, vì vậy hãy kiềm chế cảm xúc này đi. Nếu cảm thấy điều chúng ta vừa nghĩ quá bi quan, hãy dừng lại. Đừng lãng phí thời gian để suy nghĩ về những điều hiển nhiên sẽ xảy ra trong cuộc sống này.

9.7 Nghiệp (Điều gì đang xảy ra?)

Người ta thường nói, “Đó là nghiệp của anh ta – anh ấy xứng đáng với những gì đang xảy ra với anh ấy” như một ngụ ý rằng, mọi người gặt hái những gì mà họ đã gieo. Tuy nhiên, Phật giáo cho rằng tất cả những gì chúng ta trải qua điều phát sinh từ nhiều nguyên nhân và điều kiện. Nó được tạo ra bởi chính chúng ta.

Cho nên, khi chúng ta gặp phải một tình huống không như ý, thay vì để cho sự tức giận chỉ đạo, chúng ta có thể dừng lại và suy nghĩ: Điều này đến từ đâu, và tôi có muốn làm cho nó tồi tệ hơn không? Chúng ta hoàn toàn có thể kiềm chế, thậm chí là thay đổi cảm xúc của mình bằng những gì chúng ta làm bây giờ – và ở đây có nghĩa là thực hành kiên nhẫn khi cơn nóng giận xuất hiện.

9.8 Tánh không (Đó không phải là sự thật)

Kiên nhẫn là một trong những cách kiềm chế cảm xúc giúp giảm đi sự tức giận. Sự hiểu biết sâu sắc về “trống rỗng” là thuốc giải độc mạnh nhất, không chỉ cho sự tức giận, mà còn cho tất cả các vấn đề mà chúng ta trải nghiệm trong cuộc sống.

Dành chút thời gian để quán sát tâm trí mình khi cơn giận trỗi lên, bạn sẽ thấy đây là cơ hội để “cái tôi” xuất hiện. Thế nhưng trong đạo Phật, con người là vô ngã, cho nên cơn giận đó không bắt nguồn từ đâu cả, nó xuất hiện nhờ sự tương tác giữa chúng ta với đối tượng…nhưng “chúng ta” và “đối tượng” đều vô ngã vậy thì nó đến từ đâu?! Hiểu được điều này bạn sẽ thấy sự tức giận là điều vô nghĩa.

Xem thêm:
Hiểu biết về bản ngã trong Phật giáo để biết cái tôi là tốt hay xấu
Cái tôi là gì ? Bí quyết để nắm chắc thành công và hạnh phúc trong tay là biết hạ thấp cái tôi
Vô thường là gì? Ý nghĩa của cuộc sống vô thường với tâm thức con người

10. Những sách kiềm chế cảm xúc hay cho bạn

Đọc những quyển sách hay về kiềm chế cảm xúc là một cách hữu hiệu để bạn loại bỏ những cảm xúc tiêu cực đang chi phối tâm trí mình. Dưới đây là những cuốn sách giúp kiềm chế cảm xúc mà bạn có thể tham khảo:

10.1 Trí tuệ xúc cảm – Daniel Goleman

Trí tuệ xúc cảm của Daniel là một trong những cuốn sách nói về vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục thông qua quá trình nghiên cứu thực tế lâu dài. Đọc sách “trí tuệ xúc cảm” sẽ giúp bạn khám phá được những kiến thức mới, toàn diện về trí tuệ con người.

Kiềm chế cảm xúc 10

10.2 Giải Mã Trí Tuệ Cảm Xúc - Andrea Bacon và Ali Dawson

Giải mã trí tuệ cảm xúc là cuốn sách nổi tiếng của hai tác giả Andrea Bacon và Ali Dawson. Đọc sách này sẽ giúp bạn hiểu được khởi nguồn cảm xúc, cách chúng tác động đến bạn, đồng thời còn chỉ cho bạn cách tận dụng sức mạnh của cảm xúc để đạt được thành công.

Kiềm chế cảm xúc 11

10.3 Bước chậm lại giữa thế gian vội vã – Hae Min

Nếu bạn đang tìm một quyển sách để giúp bạn bình tâm lại, nhìn nhận mọi việc một cách thấu đáo hơn, bạn có thể tìm đọc cuốn sách Bước chậm lại giữa thế gian vội vã của tác giả Hae Min. 

Lật giở từng trang một trong cuốn sách nhỏ này, thong thả khám phá những điều mà chỉ khi bước chậm lại bạn mới hiểu rõ. Bạn sẽ cảm nhận được sự cân bằng trong cảm xúc, không còn vội vã, hay dễ nổi nóng. Từ đó bạn sẽ tận hưởng được những niềm vui nhỏ nhất, bởi khi thay đổi góc nhìn có khi bạn sẽ bắt gặp được những khoảng xanh tươi trên bầu trời.

Kiềm chế cảm xúc 12

10.4 Phi Lý Trí – Dan Ariely

Phi lý trí là một trong những cuốn sách hấp dẫn và đầy cảm hứng của tác giả Dan Ariely. Đọc Phi lý trí, bạn sẽ phải suy nghĩ kỹ hơn về tất cả hành vi, những sai lầm của mình để thay đổi cuộc sống ở hiện tại và tương lai. 

Phi Lý Trí của tác giả Dan Ariely luôn nằm trong danh sách Best-seller của nhiều trang bán sách trực tuyến và được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Nó khuyến khích bạn nhìn nhận lại tất cả mọi việc, rút ra bài học từ những sai làm trong hành vi của mình và những người khác để hoàn thiện và kiểm soát cảm xúc một cách tốt nhất cho những quyết định đúng đắn hơn trong tương lai.

Kiềm chế cảm xúc 13

10.5 Lẽ phải của phi lý trí - Dan Ariely

Nhà khoa học xã hội Dan Ariely cũng chính là tác giả của cuốn sách Lẽ phải của phi lý trí. Quyển sách được viết với mục đích hé lộ những ảnh hưởng có thể tác động đến cuộc sống con người.

Từ những gì bản thân quan sát, Dan Ariely đã đưa ra kết luận về cách thức, nguyên nhân cho những hành động của con người. Ông cũng lý giải cách thức để phá vỡ những khuôn mẫu bi quan trong suy nghĩ và hành vi con người, từ đó giúp chúng ta có thể đưa ra được những quyết định tốt hơn.

Kiềm chế cảm xúc 14

10.6 Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc - Roger Fisher & Daniel Shapiro

Một trong những cuốn sách nói về cách kiềm chế cảm xúc hay phải kể đến cuốn Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc của tác giả Roger Fisher và Daniel Shapiro. Cuốn sách mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích đối với những nhà đàm phán, bởi nó đưa ra những hướng dẫn và xử lý cảm xúc cả trong đời sống hàng ngày và trong công việc.

Đọc sách bạn sẽ biết được các phương pháp giúp khơi dậy những cảm xúc tích cực, đồng thời triệt tiêu các cảm xúc tiêu cực. Từ đó, bạn sẽ biết cách làm thế nào để làm chủ cảm xúc của mình và người khác.

Kiềm chế cảm xúc 15

10.7 Trí Tuệ Xúc Cảm Ứng Dụng Trong Công Việc - Daniel Goleman

Thành công của con người không đến từ những gì bạn học được ở trường, cũng không phải là chỉ số IQ cao, không phải một tấm bằng đại học, hay bí quyết kinh doanh hoặc kinh nghiệm lâu năm,… mà nó đến từ trí tuệ cảm xúc. Trong cuốn sách Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc của tác giả Daniel Goleman giải thích tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm, chỉ ra cách thức để nuôi dưỡng, phát triển chúng. Từ đó, phát triển sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt các lớp trẻ. 

Kiềm chế cảm xúc 16

Dẫu biết rằng, việc kiềm chế cảm xúc bản thân là rất khó khăn tuy nhiên nếu học được cách kiểm soát cảm xúc bạn sẽ đạt được khoảng 50% của sự thành công trong tương lai. Hơn thế, bạn sẽ nhận thấy rằng cuộc sống này luôn tồn tại những điều tích cực khi bạn kiểm soát được cảm xúc của chính mình, và chính những điều tích cực đó sẽ giúp bạn có được một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet