Sám hối là gì? Ý nghĩa của việc sám hối tội lỗi mỗi ngày?

(VOH) - Sám hối là một cách sửa sai, giúp chúng ta chuộc lại lỗi lầm đã gây ra. Vậy sám hối mang ý nghĩa như thế nào?

Sám hối là một hành vi đạo đức của con người, trước những lỗi lầm đã gây ra mong muốn được người bị tổn thương tha thứ. Một trong những hành động đại diện cho sám hối là xin lỗi, chuộc lỗi.

Sám hối là gì?

Sám hối chữ Phạn là Samma, Sám là ăn năn lỗi trước, Hối là chừa phạm lỗi sau.

Sám hối là biết ăn năn hối hận trước những lỗi lầm đã mắc phải và nguyện không tái phạm lại lỗi lầm đó nữa.

Theo Phật giáo, sám hối không phải là “rửa tội” mà là một hành động mạnh dạn thừa nhận lỗi lầm của mình và biết sửa đổi. Tất cả mọi chúng sanh tồn tại trên đời không ai là không có lỗi lầm, do đó sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn trước những lỗi lầm đã tạo, nguyện sửa đổi không dám tái phạm.

sam-hoi-la-gi-y-nghia-cua-sam-hoi-voh-3
 

Ý nghĩa của sám hối

Trong cuộc đời dài đăng đẵng, năm tháng cứ luân phiên, sự việc xảy ra vô thường, có những chuyện không lường trước được, vậy nên đã sống trên đời dù là vô tình hay cố tình thì ai cũng mắc sai lầm và phạm tội lỗi. Chỉ khác biệt ở chỗ người thì nhận ra cái sai của mình và sám hối, người thì cố chấp giữ khư khư cái tôi mãi không buông xuống.

Vì không một ai là hoàn toàn trong sạch, nên sám hối mang ý nghĩa rất lớn, sám hối giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn ở trong tâm, giúp ta gột rửa một phần những tội lỗi mình đã phạm phải. Sám hối có thể dùng lời nói hoặc hành động để trực tiếp thực hiện, tỏ bày với người bị tổn thương nhưng nhất định phải xuất phát từ trong tâm thì mới thật sự có giá trị.

Xem thêm: 8 dấu hiệu của người yếu đuối - Bạn có phải người như thế?

Những câu nói hay về sám hối

Sám hối mang giá trị to lớn về mặt đạo đức và nhân cách con người. Những câu nói hay về sám hối sẽ giúp chúng ta thấu hơn về phẩm chất con người. 

  1. Tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì hưởng quả ngon.
    – Sưu tầm
  2. Cái thân làm tội cái đời, cái miệng nói lắm thành lời hại thân. Bao nhiêu cái họa đường trần, đều do cái miệng nên cần phải tu.
    – Sưu tầm
  3. Tâm còn ác thì tự thấy mình khổ.
    – Sưu tầm
  4. Người khác đối xử với bạn thế nào là nghiệp của họ. Bạn đối xử với người khác thế nào là nghiệp của bạn. Cho nên không sợ người nói xấu chỉ sợ mình làm xấu.
    – Sưu tầm
  5. Tình người trong lúc gian nan, giúp nhau mảnh áo cưu mang khi cần. Làm phước không kể bỏ cân, cho đi còn mãi không cần trả ơn.
    – Sưu tầm
  6. Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt. Chân thành không mệt, giả dối mới mệt. Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
    – Sưu tầm
  7. Nuôi cái giận trong lòng thì khác nào mình uống thuốc độc mà trông chờ người khác chết.
    – Đức Phật Thích Ca
sam-hoi-la-gi-y-nghia-cua-sam-hoi-voh-1
 
  1. Sống nhân từ cuộc đời sẽ nhẹ nhõm. Tâm hiền lành không thấp thỏm lo âu. Lòng từ bi chính là phép nhiệm màu, luôn soi sáng tận đáy sâu tâm ý.
    – Sưu tầm
  2. Sống ở đời phải từ bi với người già, khoan dung với người mắc lỗi, cảm thông với người khó khăn. Bởi lẽ trong cuộc đời sẽ có lúc bạn ở trong hoàn cảnh đó.
    – Sưu tầm
  3. Đời người có bao nhiêu toan tính thì có bấy nhiêu đau khổ. Có bao nhiêu khoan dung thì có bấy nhiêu niềm vui.
    – Sưu tầm
  4. Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh.
    – Thầy Thích Tâm Nguyên
  5. Tịnh tâm nuôi dưỡng từ bi, thân tâm an lạc bước đi nhẹ nhàng. Dù cho cuộc sống bẽ bàng, đều do duyên nợ ta đang trả dần.
    – Sưu tầm
  6. Mỗi ngày tập một chữ “buông”. Buông sân, buông ghét, buông buồn, buông mê. Buông cho nó khỏe người ơi, buông cho lòng dạ thảnh thơi nhẹ nhàng.
    – Sưu tầm
  7. Soi mói người khác chẳng làm ta tốt lên được. Thay vì ngồi bới móc hãy dành thời gian hoàn thiện bản thân thì hơn.
    – Sưu tầm
  8. Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng.
    – Kinh Tứ Thập Nhị Chương
sam-hoi-la-gi-y-nghia-cua-sam-hoi-voh
 

Sám hối không có nghĩa là nhận thua, là hèn kém, mà chính là sức mạnh mà bất cứ ai cũng cần nuôi dưỡng, rèn dũa để nâng cao chất lượng tâm hồn. Hãy mạnh dạn thừa nhận lỗi lầm của mình, và nếu lỗi lầm đó làm một ai tổn thương hãy bù đắp cho họ, để từ đó khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra. Sám hối là một hành vi giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn và tất nhiên nó chỉ có ý nghĩa khi hành động sám hối thực sự xuất phát từ trong tâm của bạn.

Nguồn ảnh: Internet